Bệnh tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh mãn tính, diễn tiến âm thầm và rất nguy hiểm.

Có 4 dạng bệnh tiểu đường: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường tuýp 2 là dạng chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Người ta ước tính trong số người bị tiểu đường thì có đến 91% người mắc loại bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi không may mắc tiểu đường tuýp 2.

Xem thêm:

1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường type 2 là căn bệnh rối loạn chuyển hoá glucose được biểu hiện bằng tình trạng lượng glucose trong máu luôn ở mức cao.Khi bị tiểu đường, cơ thể bạn sẽ bị rối loạn chuyển hoá protein, carbohydrate, lipid. Đồng thời gây ra nhiều tổn thương cho tim, gan, thận, mắt, thần kinh. Giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh vẫn còn mơ hồ. Rất nhiều người bỏ qua các dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2, chỉ khi xuất hiện biến chứng mới khám và nhận ra. 

2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường loại 2 là do tuyến tụy hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc không sản xuất đủ insulin. Lượng insulin còn lại có hoạt lực yếu, không đáp ứng khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng. Do đó, lượng glucose dư thừa sẽ đi vào trong máu và gây nên bệnh tiểu đường. 

Các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2
Các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân phổ biến nhất là do béo phì. Tuy nhiên, không phải ai thừa cân cũng bị tiểu đường tuýp 2. Một số yếu tố là nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2 khác là: 

  • Gia đình có người bị bệnh tiểu đường
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, mắc huyết áp cao
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2
  • Người ít vận động, tiêu thụ thức ăn nhanh 
  • Nữ giới mắc hội chứng buồng trứng đa nang

3. Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2

Như đã nói ở trên, các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ít nhiều thay đổi theo tình trạng bệnh. Nếu bạn mới mắc tiểu đường, chỉ số đường huyết của bạn không quá cao thì các dấu hiệu sẽ không rõ ràng. Và rất có thể bạn bỏ qua chúng. Nếu chỉ số đường huyết của bạn tăng cao kéo dài, các dấu hiệu bệnh cũng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, đến giai đoạn này thì bệnh tiểu đường tuýp 2 đã ở giai đoạn nặng rồi. 

Khi bị tiểu đường, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn
Khi bị tiểu đường, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn

Do vậy, nếu cơ thể xuất hiện nhiều hơn 2 trong số các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên kiểm tra đường huyết của mình, hoặc đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất nhé. 

  • Nhìn mờ 
  • Mệt mỏi 
  • Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói 
  • Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát 
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm 
  • Vết thương lâu lành 
  • Đau và tê ở chân hoặc tay 
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân 
  • Nhiễm trùng thường xuyên 
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân 

Xem thêm: 5 dấu hiệu tiểu đường trên da – Cần đi gặp bác sĩ sớm!

4. So sánh tiểu đường tuýp 1 và 2

Lý do người ta thường so sánh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 vì đây là 2 dạng tiểu đường phổ biến nhất, các dấu hiệu khởi phát bệnh cũng khó phân biệt. 

So sánh tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường tuýp 1
So sánh tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 có điểm khác biệt lớn nhất là ở nguyên nhân sinh bệnh. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là do lối sống, môi trường sống tác động làm tổn thương tuyến tụy. Từ đó, tuyến tụy không thể sản sinh đủ insulin đáp ứng theo nhu cầu của cơ thể. Còn tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn. Có nghĩa là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào tế bào beta của đảo tuỵ. Từ đó, tuyến tuỵ mất khả năng sản sinh insulin, cơ thể thiếu insulin hoàn toàn. Người tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin suốt đời. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 1 là di truyền. Nếu gia đình bạn có bố hoặc mẹ hoặc anh chị em ruột bị tiểu đường tuýp 1, tỉ lệ bạn mắc căn bệnh này là rất cao. 

5. Các câu hỏi thường gặp bệnh bệnh tiểu đường tuýp 2

5.1 Tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ

Người tiểu đường nói chung và tiểu đường tuýp 2 nói riêng không tử vong do bị tăng đường huyết mà tử vong chủ yếu do biến chứng của bệnh tiểu đường type 2. Biến chứng tiểu đường có thể gây tàn phế cho người bệnh như mù lòa, biến chứng nhiễm trùng dẫn đến đoạn chi, suy thận,…

Do vậy, tiểu đường nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào chỉ số đường huyết. Nếu kiểm soát tốt chỉ số đường huyết bạn sẽ ít cơ nguy cơ bị biến chứng hơn. 

5.2 Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 gây ra nhiều biến chứng
Bệnh tiểu đường tuýp 2 gây ra nhiều biến chứng

Đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Thứ nhất là biến chứng. Nếu không kiểm soát được chỉ số đường huyết, bạn sẽ bị biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim mạch – chiếm 65% tỉ lệ tử vong ở người tiểu đường. Thứ 2, đây là căn bệnh không thể chữa khỏi. Người tiểu đường tuýp 2 phải sống chung cùng bệnh suốt đời. Tuổi thọ của người mắc tiểu đường tuýp 2 cũng bị suy giảm từ 10-20 năm so với người bình thường. Ngoài ra, tiểu đường tuýp 2 diễn tiến âm thầm trong nhiều năm. Người mắc bệnh có thể điều trị ngay từ giai đoạn đầu nhưng thường phát hiện muộn. Rất nhiều trường hợp mắc biến chứng ngay tại thời điểm được chẩn đoán. 

5.3 Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường tuýp 2

Xét nghiệm chỉ số đường huyết
Xét nghiệm chỉ số đường huyết

Nếu chỉ số đường huyết của bạn nằm trong ngưỡng sau thì bạn có sức khoẻ bình thường: 

  • Thời điểm trước bữa ăn: 90-130 mg/dl (tức 5-7,2 mmol/l) 
  • Thời điểm sau ăn 1-2h: <180 mg/dl (tức 10 mmol/l)
  • Thời điểm trước khi ngủ: 100-150 mg/l (tức 6-8.3 mmol/l)

Nếu chỉ số đường huyết lúc đói của bạn >126 mg/dl (7 mmol/l) thì bạn đã bị tiểu đường. Bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra kết quả chẩn xác hơn cũng như được các bác sĩ tư vấn về việc điều trị. 

Nếu chỉ số đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 5,6 – 6,9 mmol/l thì bạn đang trong giai đoạn tiền tiểu đường. Bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh để bệnh nặng thêm. 

Lưu ý khi đo chỉ số đường huyết lúc đói để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Ngoài ra, bạn cần đo 2 lần liên tiếp vì đôi khi chỉ số có thể dao động thất thường.

6. Cách điều trị tiểu đường tuýp 2

Cho đến nay vẫn chưa có cách chữa khỏi tiểu đường tuýp 2. Các phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 2 hiện nay đều nhắm đến mục đích duy trì lượng glucose gần như ở mức bình thường, giữ chỉ số HbA1c lý tưởng, giảm biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong do tiểu đường. 

6.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường bao gồm: hạn chế tinh bột, chất béo bão hoà, đồ ăn vặt, nước có ga, tăng cường chất xơ trong bữa ăn. 

Bên cạnh đó, người tiểu đường tuýp 2 có thể chia 3 bữa ăn lớn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Bằng cách này, bạn có thể hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn, cũng như không bị hạ đường huyết khi xa bữa ăn. Với người điều trị bằng insulin cần chuẩn bị bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ để tránh hạ đường huyết trong đêm. 

6.2 Tập thể dục

Tập thể dục giúp ổn định đường huyết
Tập thể dục giúp ổn định đường huyết

Các nghiên cứu đã chứng minh, tập thể dục hàng ngày sẽ làm tăng độ nhạy của insulin và giúp người tiểu đường ổn định đường huyết. Người mắc tiểu đường tuýp 2 nên vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày. Duy trì đều đặn bạn sẽ cảm thấy tình trạng sức khoẻ tốt hơn. Bạn nên lựa chọn các bài tập theo sở thích, ví dụ bơi lội, đạp xe, tập thái cực quyền, đi bộ… để biến nó thành thói quen của mình. 

Ngoài ra, bạn cần giảm thời gian nằm lâu như xem tivi, điện thoại. Tốt nhất bạn nên đứng lên đi lại sau 30 phút ngồi. 

6.3 Dùng thuốc

Thuốc trị tiểu đường
Thuốc trị tiểu đường

Để đạt được mức đường huyết lý tưởng, người tiểu đường tuýp 2 bắt buộc sử dụng thuốc điều trị. Quyết định về loại thuốc nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ đường trong máu và bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác mà bạn có. Bác sĩ có thể kết hợp các loại thuốc từ các loại khác nhau để giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu theo nhiều cách khác nhau.

Nhược điểm của sử dụng thuốc tây là gây ra tình trạng phụ thuốc, nhờn thuốc và ngày càng phải tăng liều. Chưa kể 1 vài loại thuốc trị tiểu đường sẽ gây ra tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày…

6.4 Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ ổn định đường máu

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập, kết hợp thảo dược trong quá trình điều trị cũng là lời khuyên chuyên gia dành cho người bệnh để nâng cao hiệu quả hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn dưới 7mmol/l. Ưu điểm của các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược là lành tính, không có tác dụng phụ và hỗ trợ giảm liều thuốc tây. 

Trong các dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hiện nay. Cao Dây thìa canh chuẩn hóa Mamigo luôn nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia đầu ngành và sự tin tưởng của người bệnh. Sản phẩm có những ưu điểm vượt trội:

  • Chiết xuất 100% từ Cây Dây thìa canh đạt tiêu chuẩn quốc tế lấy từ HTX Dược liệu Lương Sơn, Hoà Bình. 
  • Có công thức từ Công ty Cổ phần Dược Khoa
  • Giúp hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng toàn diện 
  • Đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả 
  • Chi phí sử dụng chỉ 9.000đ/ngày
Cao Dây thìa canh chuẩn hoá Mamigo
Cao Dây thìa canh chuẩn hoá Mamigo

Sử dụng Cao Dây thìa canh chuẩn hóa Mamigo 2-3 lần/ngày giúp: 

  • Ổn định đường huyết, HbA1c ở ngưỡng an toàn
  • Giảm tê bì chân tay, đi tiểu đêm, mờ mắt 
  • Giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi
  • Giảm mỡ máu, ổn định huyết áp
  • Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm 

7. Kết luận

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh nguy hiểm nhưng không đáng sợ như chúng ta nghĩ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nhận biết được dấu hiệu nhận biết bệnh cũng như cách điều trị tiểu đường tuýp 2 nhé. 

ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia