Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tiểu đường với các biến chứng lên tim, gan, thận, mắt… gây ra đau đớn cho người bệnh và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc nhận biết bệnh tiểu đường nguyên nhân và cách điều trị là vô cùng quan trọng.

Tiểu đường, tim mạch, ung thư là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Điều đáng nói là bệnh tiểu đường diễn tiến âm thầm và không có nhiều dấu hiệu nhận biết. Vì vậy, rất nhiều người không được điều trị kịp thời dẫn đến mắc các biến chứng nặng nề. Để điều trị thì người tiểu đường không chỉ đi khám bác sĩ, mà còn phải trang bị các kiến thức xung quanh căn bệnh này. Trong bài viết này, Mamigo sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh tiểu đường nguyên nhân và cách điều trị.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là gì
Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là 1 nhóm các bệnh lý nội khoa, được gây ra bởi tình trạng rối loạn chuyển hoá. Khi mắc tiểu đường, cơ thể bạn bị rối loạn chuyển hoá các chất, đặc biệt là glucose. Dẫn đến hàm lượng glucose trong máu (hay được gọi là chỉ số đường huyết) quá nhiều trong máu. Nếu chỉ số đường huyết cao kéo dài trong một thời gian sẽ gây ra các biến chứng như suy thận, nhồi máu cơ tim, mù loà, loét chi…..

2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì?

2.1 Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường là do hệ thống miễn dịch tấn công các hormone insulin có trong tuyến tụy. Điều này dẫn đến việc insulin bị thiếu hoặc có nhưng bị yếu đi.

Insulin là một loại hormone được tuyến tuỵ tiết ra. Insuline có chức năng chuyển hóa glucose thành năng lượng cho cơ thể. Khi insulin không được thực hiện đúng chức năng của nó sẽ khiến glucose không được chuyển hoá và đi vào máu. Gây ra căn bệnh tiểu đường. 

2.2 Nguyên nhân gián tiếp

Nguyên nhân gián tiếp gây bệnh tiểu đường có thể kể đến là: 

  • Gen di truyền. Bố mẹ có tiền sử mắc tiểu đường thì con cũng có nguy cơ cao mắc tiểu đường
  • Ăn nhiều thức ăn chiên rán, bánh kẹo và lười vận động 
  • Sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya
  • Do hút thuốc lá nhiều, thường xuyên nhậu, uống rượu bia…
Bệnh tiểu đường có thể do di truyền
Bệnh tiểu đường có thể do di truyền

3. Các loại tiểu đường thường gặp

3.1 Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là tiểu đường vị thành niên. Là một dạng tiểu đường chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là bẩm sinh, do di truyền nên không thể chữa được dứt điểm. Người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ phải điều trị bằng insulin suốt đời. 

Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1

3.2 Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất trong các dạng tiểu đường. Đây là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến các chuyển hoá trong cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là do chế độ ăn, sinh hoạt. Người mắc tiểu đường tuýp 2 có thể sống chung với bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt.

Bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2

3.3 Tiểu đường tuýp 3

Bệnh tiểu đường tuýp 3 hay còn gọi là tiểu đường não. Được gây ra bởi tình trạng vừa xảy ra tổn thương tụy, vừa do viêm mãn tính, vùng não tổn thương là vùng điều hành sản xuất insulin. Do vậy, tiểu đường tuýp 3 chỉ xảy ra ở người mắc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 khi bệnh ở tình trạng nặng. 

Bệnh tiểu đường tuýp 3
Bệnh tiểu đường tuýp 3

3.4 Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hoá trong thời gian người phụ nữ mang bầu. Tuy bệnh chỉ phát triển mạnh trong thai kỳ. Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Không những thế, tiểu đường thai kỳ còn có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 nếu không được kiểm soát tốt.

Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ

4. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Như đã nói ở trên, bệnh tiểu đường diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng cho đến khi bạn mắc biến chứng. Bởi vì các triệu chứng bệnh tiểu đường thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác của sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng. Bởi các triệu chứng này thường xảy ra cùng lúc. Nếu bạn đang gặp 2 dấu hiệu sau trở lên thì rất có thể bạn mắc tiểu đường rồi đó: 

  • Thường xuyên cảm thấy đói
  • Khát nước, đi tiểu nhiều 
  • Sụt cân không rõ lý do
  • Cơ thể thường mệt mỏi 
  • Chân tay tê bì, có cảm giác châm chích 
  • Da khô, ngứa ngáy 
  • Vết thương chậm lành
  • Mắt mờ
  • Bộ phận sinh dục ngày càng ngứa 
Uống nước nhiều là 1 triệu chứng của tiểu đường
Uống nước nhiều là 1 triệu chứng của tiểu đường

Xem thêm: 5 dấu hiệu tiểu đường trên da – Cần đi gặp bác sĩ sớm!

5. Biến chứng bệnh tiểu đường

Nếu chỉ số đường huyết cao, không được kiểm soát trong thời gian dài thì bạn sẽ có nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm sau: 

5.1 Biến chứng da người tiểu đường

Nếu bạn mắc tiểu đường, da sẽ là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên. Bởi vì bệnh tiểu đường khiến cho hệ miễn dịch yếu hơn, các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào da. Biến chứng trên da người tiểu đường có thể gặp phải đó là bệnh gai đen, hoại tử mỡ, mụn nhọt, phỏng nước….

Bệnh gai đen - biến chứng tiểu đường trên da
Bệnh gai đen – biến chứng tiểu đường trên da

Biến chứng trên da do tiểu đường thường dễ phát hiện và điều trị. Tuy nhiên nó lại thường bị nhầm lẫn với các vấn đề về da khác. Bên cạnh đó, rất nhiều người bệnh không điều trị, hoặc điều trị không đúng cách, khiến cho biến chứng trên da trở nên nặng hơn. Hậu quả của tình trạng này là nhiễm trùng dẫn đến người bệnh phải cắt bỏ phần hoại tử đi.

5.2 Biến chứng mắt người tiểu đường

Biến chứng mắt có thể xuất hiện từ giai đoạn tiền tiểu đường. Khi đó chỉ số số đường huyết của bạn cao hơn ngưỡng bình thường nhưng lại chưa được chẩn đoán mắc tiểu đường. 

Biến chứng mắt là 1 biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường. Khi đường huyết tăng cao làm các dây mạch máu nhỏ tại mắt sẽ bị phình ra hoặc vỡ hình thành nên các vấn đề về mắt tiểu đường. Biến chứng về mắt do tiểu đường gây ra tình trạng mờ mắt từ từ. Do vậy, rất nhiều người lầm tưởng đây là vấn đề của tuổi già và thường bỏ qua. Các bệnh về mắt do tiểu đường bạn có thể gặp phải là đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp… 

5.3 Biến chứng bàn chân người tiểu đường

Biến chứng bàn chân tiểu đường gây ra bởi tình trạng tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương sẽ làm cho chi dưới bị mất cảm giác. Ngoài ra còn gây ra tình trạng viêm loét, tổn thương da, nhiễm trùng… Nếu người bệnh điều trị không đúng cách hoặc không điều trị thì rất dễ bị hoại tử, đoạn chi. 

Biến chứng bàn chân tiểu đường
Biến chứng bàn chân tiểu đường

Nếu bạn đang gặp phải các tình trạng sau đây thì rất có thể bạn đang mắc biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường: 

  • Mất cảm giác ở chân 
  • Ngứa râm ran, châm chích
  • Sắc tố da ở bàn chân bị thay đổi
  • Khi nhiễm trùng ăn sâu bạn sẽ bị sốt, ớn lạnh

5.4 Biến chứng tim mạch người tiểu đường

Đây là 1 trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường với tỉ lệ người mắc rất cao. Chỉ số đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu. Khi đó các phân tử cholesterol dễ dàng xâm nhập vào trong. Từ đó sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa hoặc làm mảng xơ vữa dày hơn, gây chít hẹp lòng mạch. Các huyết khối trong mạch có thể làm tắc mạch. Từ đó gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… gây đột quỵ. 

Đau ngực khi vận động
Đau ngực khi vận động

5.5 Biến chứng thận người tiểu đường

Từ 20%-40% người tiểu đường sẽ gặp phải biến chứng về thận do tiểu đường. Cùng với biến chứng tim mạch, đây là biến chứng nguy hiểm hàng đầu do bệnh tiểu đường gây ra. 

Ở người tiểu đường, hàm lượng đường trong máu quá nhiều khiến cho các mao mạch cầu thận bị tổn thương và thận phải làm việc quá mức. Sau 1 thời gian, các lỗ lọc ở thận sẽ to hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, thận sẽ dần xơ hoá và mất chức năng hoàn toàn. Y học gọi tình trạng này là suy thận. Khi bị suy thận bạn buộc phải ghép thận. 

6. Cách điều trị bệnh tiểu đường

Mục đích điều trị tiểu đường là đưa lượng đường trong máu về mức an toàn. Từ đó sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp người bệnh ổn định đường huyết. Trong đó, phương pháp cốt lõi được các chuyên gia khuyến cáo là biện pháp ăn uống kết hợp với luyện tập thể dục thể thao. Phương pháp này được áp dụng cho mọi tình trạng, các dạng bệnh tiểu đường. 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Người tiểu đường tuýp 1 được chỉ định sử dụng biện pháp tiêm/ uống insulin suốt đời. Nguyên nhân là do tuyến tụy của người bệnh bị khiếm khuyết insulin bẩm sinh. 

Người tiểu đường tuýp 2 sẽ cần áp dụng biện pháp dinh dưỡng và thể dục hàng ngày để ổn định đường huyết. Ngoài ra, với người kiểm soát đường huyết kém (chỉ số đường huyết cao trong thời gian dài) sẽ phải dùng thuốc hoặc tiêm insulin. 

Bệnh tiểu đường diễn tiến rất phức tạp và nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều nguy cơ với sức khỏe. Do vậy, người tiểu đường cần thăm khám bệnh định kỳ để bác sĩ lên phác đồ điều trị chuẩn xác nhất. 

7. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường 

7.1 Bệnh tiểu đường thường gặp ở độ tuổi nào?

Đối tượng mắc tiểu đường tuýp 1 là trẻ em và trẻ vị thành niên. 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người trung niên từ 45-60 tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng bị trẻ hoá. Nguyên nhân là do đời sống ngày càng được nâng cao. Chúng ta ít vận động và nạp quá nhiều thức ăn nhanh. Tiểu đường tuýp 2 có thể khởi phát ở trẻ em. 

7.2 Bệnh tiểu đường ở trẻ em có chữa được không?

Trẻ em mắc tiểu đường có thể gặp 2 trường hợp: mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tiểu đường tuýp 2. 

Như đã nói ở trên, tiểu đường tuýp 1 là bệnh di truyền, do vậy không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với trình độ y học hiện đại như hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp trẻ kiểm soát bệnh tốt hơn. 

Với trẻ mắc tiểu đường tuýp 2, chúng ta hoàn toàn có thể chữa được khi đang ở giai đoạn mới chớm bệnh. Muốn làm được điều này, bố mẹ cần quan tâm đến con mình và nhận ra những dấu hiệu báo sớm bệnh để chẩn đoán kịp thời. 

7.3 Tiểu đường tuýp nào nặng nhất?

Trong 4 loại thì tiểu đường tuýp 3 là dạng tiểu đường nặng nhất. Thực chất, người tiểu đường tuýp 3 là những người mắc bệnh Alzheimer khởi phát bởi tình trạng kháng insulin trong não. Ngoài các biến chứng có thể mắc phải (tương tự như tiểu đường tuýp 2) thì người tiểu đường tuýp 3 còn phải đối mặt với căn bệnh Alzheimer. Do vậy, nó được coi là dạng tiểu đường nặng nhất. 

Nhìn chung, tất cả các dạng tiểu đường đều nguy hiểm và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, người tiểu đường cần áp dụng biện pháp điều trị bằng chế độ ăn, luyện tập thể dục thể thao đều đặn và sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác. 

Sữa non thảo dược Mamigo là giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hàng đầu hiện nay.

Sữa non tiểu đường thảo dược Mamigo
Sữa non tiểu đường thảo dược Mamigo

Sữa non tiểu đường thảo dược Mamigo là sữa non đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có bổ sung 3 thành phần quý là Đông trùng hạ thảo, Dây thìa canh chuẩn hoá và Sữa non nhập khẩu từ Mỹ. Sản phẩm có cơ chê hỗ trợ điều trị tiểu đường vượt trội

Chỉ cần dùng 2-3 ly Sữa non thảo dược Mamigo mỗi ngày giúp:

  • Ổn định đường huyết về ngưỡng an toàn
  • Giảm tê bì chân tay, đi tiểu đêm, mệt mỏi
  • Giúp ăn ngon, ngủ sâu, tăng cường sức khoẻ
  • Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

Lý do người tiểu đường nên sử dụng Sữa non thảo dược Mamigo: 

  • Sữa non tiểu đường duy nhất trên thị trường hiện nay có cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh
  • 100% Sữa non cao cấp được nhập khẩu từ tập đoàn APS Biogroup của Mỹ
  • Cung cấp 40 dưỡng chất thiết yếu cho sức khoẻ
  • Chứa hệ bột đường Isomalt tiên tiến không làm đường huyết tăng nhanh sau ăn
  • Đã được hàng ngàn người tiểu đường tin dùng, các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng
  • Sữa non tiểu đường duy nhất được vinh danh “Thương hiệu mạnh, Sản phẩm, Dịch vụ chất lượng cao ASEAN 2022” 
Sữa non tiểu đường thảo dược Mamigo
Sữa non tiểu đường thảo dược Mamigo

8. Kết luận

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và có thể làm giảm tuổi thọ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức phòng bị và điều trị căn bệnh này.

Nếu còn thắc mắc gì về dấu hiệu bệnh tiểu đường, bạn hãy gọi vào số Hotline/Zalo: 0867.038.186/ 0961.138.068 để được tư vấn miễn phí.

ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia