Các biến chứng tiểu đường tuýp 1 nguy hiểm nếu để lâu

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được xem là kẻ giết người thầm lặng. Biến chứng đái tháo đường type 1 trở thành gánh nặng cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

dau hieu tieu duong tuyp 3

So với tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 1 không phổ biến bằng nhưng mức độ nguy hiểm cũng không kém gì. Bệnh tiểu đường tuýp 1 ngày càng trở nên phổ biến. Tỷ lệ người mắc các biến chứng tiểu đường tuýp 1 cũng ngày càng cao. Trong bài viết này, Mamigo sẽ giúp bạn nhận biết biến chứng đái tháo đường type 1, cách điều trị cũng như phòng tránh.

1. Một số biến chứng đái tháo đường type 1 điển hình

Tiểu đường loại 1 là bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Bệnh tiểu đường tuýp 1 gây ra là do tế bào beta của đảo tuỵ bị tổn thương, không thể tiết ra được hormone insulin. Người tiểu đường tuýp 1 sẽ phải bổ sung insulin từ bên ngoài cơ thể. 

Tại sao người tiểu đường tuýp 1 dễ bị biến chứng? Nguyên nhân là do thiếu hụt lượng insulin – hormone chịu trách nhiệm chính đưa glucose vào các tế bào. Khi đó, lượng glucose không được xử lý sẽ vượt quá mức cho phép và dư thừa trong máu. Nếu lượng đường trong máu cao, kéo dài trong một thời gian sẽ làm tổn thương đến các mạch máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng tiểu đường tuýp 1 rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng của người mắc bệnh. 

1.1 Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là biến chứng đái tháo đường type 1 phổ biến
Nhiễm trùng là biến chứng đái tháo đường type 1 phổ biến

Nhiễm trùng ở người tiểu đường thường phức tạp hơn ở người không bị tiểu đường. Người tiểu đường tuýp 1 bị nhiễm trùng có nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần người bình thường. Người tiểu đường dễ bị nhiễm trùng. Bởi lẽ nồng độ đường máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu cũng khiến họ có sức đề kháng kém hơn. 

Biến chứng đái tháo đường type 1 nhiễm trùng xảy ra ở: 

  • Viêm bàng quang
  • Viêm phổi
  • Viêm thận
  • Nhiễm nấm
  • Loét chân
  • Viêm mô tế bào

Người tiểu đường nên theo dõi cơ thể của mình. Những thay đổi nhỏ nhất cũng là triệu chứng báo hiệu bạn bị nhiễm trùng tiểu đường. Các triệu chứng này bao gồm: nước tiểu đục, sốt, ho, xây xước da…

1.2 Biến chứng mắt

Biến chứng mắt đái tháo đường type 1
Biến chứng mắt đái tháo đường type 1

Bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu nhỏ. Các mạch máu này bao gồm cả mạch máu tại mắt. Lượng đường trong máu tăng cao làm mạch máu nhỏ tại mắt bị tắc hoặc vỡ ra. Tình trạng này cùng với sự thay đổi của thuỷ dịch sẽ tạo nên các vấn đề về mắt ở người tiểu đường tuýp 1. 

Biến chứng mắt ở người tiểu đường sẽ tiến triển từ từ và khiến thị lực của bạn suy giảm dần dần. Tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với tuổi già nên thường bị bỏ qua. 

Các biến chứng tiểu đường type 1 về mắt thường gặp là:

  • Đục thuỷ tinh thể
  • Tăng nhãn áp 
  • Phù hoàng điểm 
  • Bệnh võng mạc

Nếu bạn cảm thấy nhìn mờ, mất màu sắc, cảm giác có đốm đen, hình ảnh dao động… thì hãy cẩn thận với biến chứng mắt tiểu đường. 

1.3 Tổn thương thận

Biến chứng thận đái tháo đường type 1
Biến chứng thận đái tháo đường type 1

Biến chứng thận ở người tiểu đường là biến chứng đái tháo đường type 1 gây hậu quả nghiêm trọng nhất và tỉ lệ người bệnh mắc biến chứng cũng rất cao. Cơ chế sinh bệnh là do đường máu cao sinh ra oxy hoá làm tổn thương các mao mạch. Lâu dần, các mao mạch này có thể bị thủng, làm lọt protein ra ngoài và ảnh hưởng đến chức năng của thận. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm cho thận hoạt động quá mức và suy yếu dần. 

Các triệu chứng của suy thận do tiểu đường thường chỉ có biểu hiện khi đã ở giai đoạn cuối. Các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm: 

  • Đi tiểu nhiều 
  • Nước tiểu có bong bóng hoặc có máu trong nước tiểu 
  • Ngứa da
  • Buồn nôn
  • Thiếu máu
  • Ăn không ngon miệng

Cách tốt nhất để phát hiện và phòng tránh nguy cơ bị biến chứng thận tiểu đường là bạn hãy kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và thăm khám định kỳ.

1.4 Biến chứng tim mạch

Đau ngực là biến chứng đái tháo đường type 2 nguy hiểm
Đau ngực là biến chứng đái tháo đường type 2 nguy hiểm

Lượng đường trong máu cao làm tổn thương nội mạc. Lâu ngày, lớp nội mạc bị rối loạn và làm cho các phân tử cholesterol dễ dàng chui vào trong. Từ đó hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, lớp nội mạc bị tổn thương cũng gián tiếp gây ra sự hình thành các cục huyết khối, làm tắc mạch cấp tính. Từ đó, gây ra các cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

Các dấu hiệu biến chứng tim mạch ở người tiểu đường bao gồm: rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, đi cà nhắc, đột ngột bị liệt nửa người, méo miệng,…

1.5 Biến chứng bàn chân

Biến chứng bàn chân tiểu đường
Biến chứng bàn chân tiểu đường

Khi lượng đường trong máu cao sẽ làm tổn thương dây thần kinh. Khi đó, các dây thần kinh (đặc biệt ở dây thần kinh chi dưới) làm giảm cảm giác. Người bệnh sẽ không có cảm giác hoặc khó có cảm giác ở chân. Như thế, khi bạn bị xước da, bỏng, mụn nước… sẽ không thể cảm nhận được. Bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, và như thế có thể dẫn đến loét chi, đoạn chi. 

Người tiểu đường cần chăm sóc bàn chân thật tốt. Bạn nên rửa chân bằng nước ấm, lau khô chân để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi, chọn giày vừa chân, kiểm tra bàn chân hàng ngày….

Xem thêm:

4. Cách điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường tuýp 1

4.1 Điều trị đái tháo đường type 1

Dù bạn mắc tiểu đường dạng nào thì mục đích của bạn cũng là đưa đường máu về mức bình thường. Như đã nói ở trên, bệnh tiểu đường type 1 gây ra bởi tình trạng khiếm khuyết insulin bẩm sinh. Do vậy, để điều trị tiểu đường tuýp 1, bạn cần sử dụng insulin từ ngoài cơ thể vào để tăng chuyển hoá các chất trong cơ thể. Ngoài ra, sử dụng tuyến tụy nhân tạo cũng là một phương pháp để điều trị biến chứng đái tháo đường type 1. Tuy nhiên cách này còn chưa phổ biến. 

Tiêm insulin
Tiêm insulin

Ngoài ra, người tiểu đường tuýp 1 có thể cần sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp, hạ cholesterol… để điều trị biến chứng tiểu đường type 1. 

Phương pháp dinh dưỡng hỗ trợ điều trị biến chứng đái tháo đường type 1 được các chuyên gia đánh giá hàng đầu hiện nay là sử dụng Sữa non thảo dược Mamigo. Điểm ưu việt của Mamigo so với các dòng  sữa non thảo dược khác là nó bổ sung Đông trùng hạ thảo, Dây thìa canh chuẩn hóa, Sữa non nhập khẩu từ Mỹ cùng 40 dưỡng chất cần thiết. Sử dụng Sữa non thảo dược Mamigo giúp người tiểu đường:

  • Ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn
  • Giảm tê bì chân tay, đi tiểu đêm, mờ mắt….
  • Giúp ăn ngon, ngủ sâu, tiêu hoá tốt
  • Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm 
Sữa non tiểu đường thảo dược Mamigo
Sữa non tiểu đường thảo dược Mamigo

Sữa non thảo dược Mmaigo sử dụng cho người trên 18 tuổi, người tiểu đường tuýp, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ

4.2 Phòng ngừa biến chứng đái tháo đường type 1

Để phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường type 1 bạn cần phải thay đổi lối sống của mình. Đây được coi là phương pháp điều trị không dùng thuốc rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. 

  • Ăn uống lành mạnh: Bạn cần tập trung vào chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng (ưu tiên rau xanh, hoa quả ít đường, cá, trứng,…). Thay thế cơm trắng bằng các loại tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, khoai lang, ngô….Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng ăn các loại chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp chế biến sẵn, bánh kẹo…
Để hạn chế biến chứng đái tháo đường type 1, bạn nên hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Để hạn chế biến chứng đái tháo đường type 1, bạn nên hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Tập thể dục thường xuyên: Việc luyện tập không chỉ giúp bạn có thể chất tuyệt vời mà còn hỗ trợ trong việc làm hạ đường huyết. Khi tập thể dục sẽ giúp các tế bào, cơ bắp tăng cường sử dụng đường dự trữ, làm tăng độ nhạy cảm của insulin. Từ đó giúp ổn định đường huyết. Bạn có thể tập thể dục bằng cách đi bộ, chạy bộ, chơi cầu lông, đạp xe…. Tuy nhiên, bạn cần chú ý theo dõi chỉ số đường huyết trước và sau khi tập để tránh nguy cơ bị hạ đường huyết. 

5. Kết luận

Để hạn chế những biến chứng đái tháo đường type 1, bạn nên điều trị bệnh ngay từ khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Bạn nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh để điều chỉnh phác đồ phù hợp.

Nếu còn thắc mắc gì về dấu hiệu bệnh tiểu đường, bạn hãy gọi vào số Hotline/Zalo: 0867.038.186/ 0961.138.068 để được tư vấn miễn phí.

ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia