Sự thật về chỉ số GI của thực phẩm: Người đái tháo đường nên biết

Người mắc đái tháo đường (tiểu đường) có thể sống và sinh hoạt như người bình thường nếu biết chế độ dinh dưỡng hợp lý, biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với bản thân mình.

Đúng với lời khuyên “Bếp ăn đi trước, tủ thuốc theo sau”, dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh. Đặc biệt với bệnh nhân đái tháo đường thì chế độ dinh dưỡng, cùng với luyện tập và sử dụng thuốc tạo thành bộ quy tắc kiềng 3 chân mà người bệnh đái tháo đường nào cũng cần nằm lòng để cân bằng cuộc sống.

shutterstock 233620159

1. Chế độ dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với bệnh nhân đái tháo đường?

Trong điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ ăn uống là “phương pháp điều trị không dùng thuốc” được áp dụng đầu tiên và duy trì suốt đời. Ăn uống hợp lý sẽ giảm được liều thuốc cần sử dụng. Chế độ ăn trị liệu hiệu quả không chỉ giúp bình ổn đường huyết theo tiêu chuẩn điều trị mà còn cải thiện các rối loạn lipid, rất thường gặp ở người bị bệnh đái tháo đường, góp phần làm giảm các biến chứng nguy hiểm.

Mục đích quan trọng nhất của dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường là không làm tăng nhanh đường huyết, cũng không làm hạ đường huyết sau bữa ăn. Chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo không làm tăng các yếu tố gây bệnh như rối loạn mỡ máu, suy thận, tăng huyết áp cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi của người bệnh.

Dinh dưỡng hợp lý là 1 trong 3 nguyên tắc bắt buộc ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Dinh dưỡng hợp lý là 1 trong 3 nguyên tắc bắt buộc ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Rất nhiều người đái tháo đường áp dụng chế độ ăn uống dựa vào chỉ số đường huyết (hay còn gọi là chỉ số GI) của thực phẩm. Điều này là đúng nhưng chưa đủ. Theo các chuyên gia y tế, người đái tháo đường cần quan tâm đến 2 chỉ số trong thiết lập thực đơn: tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm (chỉ số GI) và hàm lượng đường mà thực phẩm đó cung cấp (chỉ số GL). 

2. Sự thật về chỉ số GI của thực phẩm

Theo chuyên gia dinh dưỡng Dzoãn Thị Tường Vy: Chỉ số đường huyết thực phẩm là khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một thực phẩm. Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) từ 0-55 là thấp, từ 70 trở lên là cao.

Tuy nhiên, người đái tháo đường sử dụng chỉ số này để tính thực đơn ăn uống hàng ngày là đúng, nhưng chưa đủ. Vì chỉ số GI không thể hiện được tổng lượng đường mà thực phẩm sẽ cung cấp khi chúng ta ăn nó. 

Ngày nay, người ta dùng 1 chỉ số khác có tính chất khái quát và hữu dụng hơn. Đó là tải trọng đường huyết của thực phẩm (GL). Chỉ số này thể hiện được hàm lượng đường mà cơ thể sẽ hấp thu là bao nhiêu nếu chúng ta ăn mỗi loại thực phẩm.

Tải trọng đường huyết được tính bằng cách lấy chỉ số GI nhân với số lượng carbohydrate có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó và chia cho 100. Tải trọng đường huyết của thực phẩm (GL) nhỏ hơn 10 là thấp, từ 10 trở lên là cao.

Ví dụ: Xoài là loại thực phẩm có chỉ số GI thấp (GI=51) tuy nhiên hàm lượng đường trong xoài lại cao (14,1g/100g), nếu ăn 100g xoài thì tải lượng đường huyết của xoài là 12.8 (Trong khi 100g dưa hấu có hàm lượng đường là 2,3g và tải đường huyết chỉ là 1,65). Do đó nếu ăn xoài không kiểm soát, chúng ta đã đưa một lượng lớn đường vào cơ thể. 

3. Người mắc đái tháo đường cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào?

Theo chuyên gia dinh dưỡng có những thực phẩm chỉ số chỉ số đường huyết (GI) thấp, nhưng tải trọng đường huyết (GL) lại cao thì cũng không nên ăn nhiều. Ngược lại, có những thực phẩm có chỉ số GI cao, nhưng GL trong 100g thực phẩm thấp thì người đái tháo đường vẫn có thể ăn được nhưng kiểm soát về số lượng. Tuy nhiên, dù ăn bất kỳ thực phẩm nào, cũng nên nhớ các quy tắc sau:

  • Ăn nguyên quả để cơ thể hấp thu được lượng chất xơ dồi dào. Tuyệt đối không nên dùng nước ép hoa quả vì cách ăn này sẽ làm đường huyết tăng rất nhanh.
  • Ăn hoa quả trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn chính 2 tiếng.
  • Khoảng cách giữa 2 lần ăn hoa quả trong 1 ngày tối thiểu là 6 tiếng đồng hồ.
  • Mỗi người đái tháo đường nên ăn hoa quả có chỉ số GI thấp (dưới 55) và GL thấp (dưới 10). 
  • Nên sử dụng cách chế biến đơn giản như luộc hấp thay vì những cách chế biến phức tạp như ép, chiên, xào, nướng…
Nên chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc
Nên chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc
  • Chọn đạm không mỡ cho mỗi bữa ăn: đạm động vật (thịt gà, cá) và đạm thực vật (đậu, các loại hạt, đỗ).
  • Ngoài ra, người đái tháo đường nên lựa chọn cho mình 1 chế độ ăn đa dạng giữa các nhóm chất: đạm 15%-20%, đường bột 50%-55%, chất béo < 25%, vitamin và chất xơ. 
  • Nên dùng từ 300 -500g rau xanh mỗi ngày.
  • Một ngày, tổng lượng hoa quả tiêu thụ tối đa khoảng 20g glucid, 2g protid; lipid không đáng kể, năng lượng 90 kcal (tương ứng với 1 quả táo tây 100g; hoặc 1 quả cam 150g; hoặc 1 quả chuối 130g…)
  • Trường hợp đái tháo đường biến chứng thận có tăng kali máu thì không dùng rau xanh và hoa quả tươi. 

Chuyên gia Tư vấn Bệnh Tiểu đường Miễn phí

4. Còn cách nào để ổn định đường huyết? 

May thay, hiện nay các khoa học gia nhiều nước tiên tiến đã nghiên cứu và chiết xuất được một số hoạt chất có trong nhiều loại thảo dược, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều quốc gia công nhận có tác dụng hạ lượng đường huyết trong máu và ngăn ngừa các biến chứng rất tốt.

Dây thìa canh: Hoạt chất GS4 trong cây này tác động vào tất cả các quá trình tổng hợp và chuyển hóa đường của cơ thể: ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường ở gan vào máu, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Dây thìa canh được trồng và thu hoạch ở nhiều nguồn khác nhau, nhưng chuyên gia khuyên người bệnh nên dùng Dây thìa canh chuẩn hóa – là loại được trồng trong khu dược liệu chọn lọc từ giống đạt chuẩn đến quy trình canh tác, thu hái. Dây thìa canh được trồng thành vùng dược liệu biệt lập với khu dân cư sinh sống để tránh bị tạp nhiễm, đồng thời lựa chọn nguồn đất, nguồn nước có khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của Dây thìa canh. Qua đó hoạt chất GS4 trong Dây thìa canh chuẩn hóa có nồng độ gấp 2,4 lần so với Dây thìa canh thông thường và nâng cao hiệu quả sử dụng.

Dây thìa canh
Dây thìa canh
  • Đông trùng hạ thảo: Các công trình nghiên cứu khoa học báo cáo rằng, trong Đông trùng hạ thảo có chứa hoạt chất Cordyceps sinensis (VECS), có khả năng bắt chước hoạt động của insulin. Nhờ đó, nó có tác dụng làm giảm đáng kể mức đường huyết bằng cách thúc đẩy chuyển hóa đường và ức chế mạnh mẽ nồng độ cholesterol trong máu. Không những thế, Cordyceps sinensis (VECS) còn giúp ngăn ngừa trầm cảm ở người bệnh “đi tiểu ra mật”, giúp họ ăn ngon, ngủ ngăn và tăng cường trí nhớ.
Đông trùng hạ thảo có công dụng tuyệt vời với bệnh tiểu đường
Đông trùng hạ thảo 
  • Sữa non Mỹ: Sữa non được nhập khẩu từ tập đoàn APS Biogroup Hoa Kỳ – tập đoàn sản xuất và cung cấp sữa non lớn nhất thế giới. Nguồn sữa non được vắt từ những con bò sữa đạt chuẩn chất lượng và nuôi trong môi trường hữu cơ Organic. Sữa non được vắt trong vòng 24h đầu kể từ khi bò mẹ sinh con để khai thác nguồn sữa với hàm lượng kháng thể cao nhất. Sau đó, để bảo toàn lượng kháng thể này, APS sử dụng công nghệ làm đông lạnh và sấy khô trực tiếp. Kết quả là, sữa non cao cấp rất giàu protein, canxi, vitamin, kháng thể giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng hồi phục cho người bệnh đái tháo đường.

 

Quy trình sản xuất sữa non của tập đoàn APS Hoa Kỳ

Được gọi là những “kẻ hủy diệt đường”, Dây thìa canh và Đông trùng hạ thảo đã xuất hiện trong sản phẩm dinh dưỡng Mamigo Diabetes Platinum dành cho bệnh nhân mắc tiểu đường. 

Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân bị đái tháo đường, tiền đái tháo đường
Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân bị đái tháo đường, tiền đái tháo đường

Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo Diabetes Platinum được đánh giá là thực phẩm dinh dưỡng hoàn hảo cung cấp bữa ăn đầy đủ dưỡng chất với chỉ số GI thấp, đồng thời sản phẩm giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu xấu, giúp chặn đứng biến chứng đái tháo đường. Sản phẩm dùng được cho tiểu đường, tiền tiểu đường, tiểu đường thai kỳ và người có nguy cơ mắc tiểu đường.

Giao hàng miễn phí – Thanh toán tận nơi

Xem thêm: 

Bảng tra cứu chỉ số GL của thực phẩm (màu xanh: nên ăn; màu hồng: không nên ăn)

Món ănGIKích thước Phục vụ (g)GL
RAU   
Khoai tây104213g (1 – 2 củ nhỏ)36,4
Củ cải9778g (1/3 củ)11,6
Cà rốt, nguyên9215g (1/10 củ)1
Ngô, vàng55166g (1 chén)61,5
Khoai lang54133g (1/3 củ)12,4
Cà chua38123g (2 quả)1,5
Bông cải xanh, nấu chín078g (1/2 chén)0
Bắp cải, nấu chín075g (1/2 chén)0
Cần tây, nguyên062g (1 cây)0
Súp lơ0100g (1 chén)0
Đậu xanh0135g (1 chén)0
Nấm070g (1 chén)0
Rau bina030g (1 chén)0
TRÁI CÂY   
Dưa hấu72152g (1 chén)7,2
Dứa, nguyên66155g (1 chén)11,9
nho khô6443g (hộp nhỏ)20,5
Đu đủ60140g (1 chén)6,6
Kiwi5876g (1 quả)5.2
Cocktail trái cây, nước55214g (1 chén)19,8
Trái chuối51118g (1 quả)12,2
Trái xoài51165g (1/2 quả)12,8
Trái cam48140g (1 quả)7,2
Nho4392g (1/2 chùm nhỏ)6,5
Dâu tây40152g ( 5 quả)3,6
Táo39138g (1/2 quả)6.2
33166g (1/2 quả)6,9
Mơ khô32130g (1 chén)23
Đào2898g (2 quả)2.2
Bưởi25123g (1/2 quả)2,8
Mận2466g (1 quả)1,7
Đồ uống   
Cola, Có ga63370g (1 cốc)25,2
Nước cam57249g (1 cốc)14,25
Nước ép cà rốt (tươi)43250g (1 cốc)10
Nước ép bưởi, ngọt48250g (1 cốc)13.4
Nước ép dứa46250g (1 cốc)14,7
Sữa đậu nành44245g (1 cốc)4
Nước táo41248g (1 cốc)11,9
Nước ép cà chua38243g (1 cốc)3.4

Để được tư vấn về sản phẩm và sức khỏe hãy liên hệ hotline : 0908.090.668 hoặc gửi tin nhắn tại Đây

ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia