Nồng độ glucose máu không phải luôn luôn ổn định mà mà thay đổi theo ngày thậm chí là theo từng giờ, từng phút. Chỉ số tiểu đường tuýp 2 chính là thông số quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2.
Mục lục
1. Chỉ số tiểu đường là gì?
Khi chúng ta nạp thức ăn vào cơ thể, các axit và enzym sẽ phân tích thực phẩm thành glucose. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, là nhiên liệu cho mọi hoạt động của não bộ, thần kinh.
Chỉ số tiểu đường (hay chỉ số đường huyết) là giá trị thể hiện nồng độ glucose có trong máu. Chỉ số tiểu đường thường được tính bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Chỉ số đường huyết thường dao động tùy từng thời điểm trong ngày. Nếu lượng máu thường xuyên ở mức cao thì nguy cơ bạn bị bệnh tiểu đường là rất cao.
Chỉ số đường huyết là thông số quan trọng, có tính xác định được người mắc bệnh đang ở mức bình thường, tiền tiểu đường hay tiểu đường. Nếu bạn đã mắc tiểu đường, chỉ số đường huyết có vai trò lớn trong việc cảnh báo nguy cơ xảy ra biến chứng. Người ta thường đo chỉ số đường huyết vào 4 thời điểm: chỉ số đường huyết ngẫu nhiên, chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau ăn 1h và chỉ số đường huyết sau ăn 2h.
Xem thêm:
- So sánh tiểu đường type 1 và type 2: hiểu để điều trị
- Biến chứng tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm như thế nào?
- 5 loại thuốc nam trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt nhất
2. Cách đọc chỉ số tiểu đường tuýp 2
Để đo chỉ số tiểu đường tuýp 2, bạn cần đo đường huyết vào 4 thời điểm sau:
- Đường huyết lúc đói: Chỉ số tiểu đường lúc đói được đo vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở lên. Tức là bữa ăn tối hôm trước đến thời điểm bạn đo đường huyết phải cách nhau ít nhất 8 tiếng. Với thời điểm này, bạn cần đo 2 lần vì chỉ số đường huyết lúc đói sẽ dao động không đồng nhất.
- Đường huyết sau ăn 1h: Chỉ số đường huyết sau ăn 1h được đo sau 1 tiếng kể từ bữa ăn của bạn. Bạn lưu ý đây là bữa ăn chính nhé.
- Đường huyết sau ăn 2h: Chỉ số đường huyết sau ăn 2h tương tự như thời điểm 1h. Sau bữa ăn chính 2h bạn cần đo đường huyết để biết được tình trạng sức khoẻ của mình.
- Đường huyết ngẫu nhiên: Là chỉ số đường huyết được đo vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2.1 Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường
Một người được cho rằng không mắc bệnh tiểu đường khi đáp ứng chỉ số glucose trong các khoảng sau:
- Đường huyết ngẫu nhiên: <7,8 mmol/l
- Đường huyết lúc đói: < 5,6 mmol/l
- Sau bữa ăn 1h: <10 mmol/l
- Sau bữa ăn 2h: <7,8 mmol/l
2.2 Tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu?
Vậy chỉ số tiểu đường là bao nhiêu thì bị tuýp 2. Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Sau đây là các chỉ số tiểu đường tuýp 2 bạn cần ghi nhớ:
- Đường huyết ngẫu nhiên: >11mmol/l
- Đường huyết lúc đói: >7,8 mmol/l
- Sau bữa ăn 1h: >10 mmol/l
- Sau bữa ăn 2h: >7,8 mmol/l
Nếu các chỉ số đường huyết đo được có giá trị nằm trong các khoảng trên thì có thể bạn đã mắc tiểu đường. Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác hơn, bạn cũng có thể kiểm tra xem mình có mắc 1 trong số các dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2 dưới đây:
- Khát nước, đi tiểu nhiều
- Cơ thể mệt mỏi
- Ăn nhiều nhưng sụt ký
- Chân tay có cảm giác râm ran, châm chích
- Các vết thương lâu lành
- ….
3. Cách kiểm soát chỉ số tiểu đường tuýp 2
Để duy trì chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn, bạn cần có chế độ ăn khoa học, vận động thường xuyên, lối sống khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu chỉ số tiểu đường tuýp 2 của bạn thường xuyên ở mức cao, bạn cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc hạ đường huyết.
3.1 Ăn uống hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là chìa khóa quan trọng, có vai trò chính trong việc kiểm soát đường huyết. Một chế độ ăn khoa học điều trị bệnh tiểu đường phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ. Trong đó, bạn nên sử dụng nhóm thực phẩm chứa carbohydrate hấp thu chất như gạo lứt, bánh mì đen, ngũ cốc…
Đặc biệt bạn nên ăn nhiều rau xanh. Các chuyên gia y tế đã chứng minh rằng, ăn nhiều chất xơ giúp hạn chế hấp thu carbohydrate, đồng thời làm tăng cảm giác no và giúp bạn hạn chế ăn vặt. Hơn nữa, rau củ còn chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Một số loại còn chứa thành phần giúp hạ đường huyết, tăng độ nhạy insulin
Xem thêm:
Tra cứu chỉ số đường huyết của thực phẩm
3.2 Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục là phương pháp đơn giản giúp bạn có một sức khỏe tuyệt vời. Tập thể dục còn góp phần làm giảm đường huyết. Việc vận động giúp bạn tiêu hao mỡ thừa, glucose dự trữ trong cơ bắp và giảm tình trạng kháng insulin.
3.3 Sinh hoạt khoa học
Bên cạnh việc thiết lập chế độ dinh dưỡng, luyện tập, người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát đường huyết và nâng cao sức khỏe. Các thói quen xấu bạn cần bỏ là: thức khuya, uống rượu, hút thuốc, nằm nhiều…
3.4 Uống nhiều nước
Nên uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày để ổn định đường huyết tốt hơn. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, uống nhiều nước giúp đào thải glucose dư thừa ra khỏi đường nước tiểu. Nếu bạn không muốn uống nhiều nước lọc thì có thể thay bằng trà xanh, trà hoa cúc…
3.5 Sử dụng sữa
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng uống sữa mỗi ngày giúp giảm 20% nguy cơ kháng insulin. Nguyên nhân là do protein và enzyme trong sữa sẽ làm chậm sự chuyển hóa đường trong thức ăn thành glucose. Do đó làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người tiểu đường nên chọn các dòng sữa dành riêng cho bệnh tiểu đường thay vì sữa thông thường.
Trong các dòng sữa tiểu đường trên thị trường hiện nay, Sữa non thảo dược Mamigo là sản phẩm có ưu điểm vượt trội hơn cả:
- Bổ sung Đông trùng hạ thảo, Dây thìa canh chuẩn hóa giúp hỗ trợ điều trị bệnh
- Bổ sung Sữa non nhập khẩu từ Mỹ
- Được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng như PGS.TS Đoàn Văn Đệ, PGS.TS Trịnh Bảo Ngọc, Lương y Nguyễn Hoàng, ThS.Bs Nguyễn Thị Vân Anh
- Thương hiệu tiểu đường duy nhất được vinh danh Thương hiệu mạnh, Sản phẩm, Dịch vụ chất lượng cao Asean 2022
Sử dụng 2-3 ly Sữa non thảo dược Mamigo mỗi ngày giúp người tiểu đường:
- Ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn
- Giảm tê bì chân tay, đi tiểu đêm, mờ mất
- Giúp ăn ngon, ngủ sâu, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm
4. Kết luận
Nếu bị tiểu đường bạn cũng đừng quá lo lắng. Bạn cần thường xuyên kiểm tra chỉ số tiểu đường tuýp 2, áp dụng 5 phương pháp ổn định đường huyết mà Mamigo đã nêu trên. Ngoài ra, để điều trị bệnh tốt hơn, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám nhé.