Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em dễ bị mẹ Việt bỏ qua

Dấu hiệu tiểu đường ở trẻ em thường khó nhận biết. Bố mẹ cần quan tâm và quan sát xem con mình có mắc phải các tình trạng dưới đây không nhé.

Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hoá. Không chỉ người lớn tuổi, các bé sơ sinh vẫn có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này. Bằng cách nhận biết các dấu hiệu tiểu đường ở trẻ em, ba mẹ có thể giúp con phòng tránh được nhiều yếu tố nguy cơ cho sức khỏe. Trong bài viết này, Mamigo đã liệt kê 1 vài dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em phổ biến, ba mẹ đừng bỏ qua nhé

1. Bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì?

Ở trẻ em, bệnh tiểu đường có 2 dạng: Tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2

1.1 Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em

Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em là do tình trạng khiếm khuyết insulin bẩm sinh, làm rối loạn chuyển hoá và gây ra bệnh tiểu đường. Tiểu đường tuýp 1 thường có tính di truyền. Tức là bố mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 thì con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này. Tỉ lệ này trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 do di truyền là 30%. 

Bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể chữa khỏi hẳn. Trẻ mắc căn bệnh này bắt buộc phải dùng insulin suốt đời. 

1.2 Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em là do tình trạng insulin hoạt động không hiệu quả, khiến quá trình rối loạn bị ảnh hưởng. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 thường do trẻ bị béo phì, trẻ có lối sống không khoa học. 

2. Dấu hiệu tiểu đường ở trẻ em

2.1 Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị tiểu đường

Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1
Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1

Trường hợp trẻ sơ sinh bị tiểu đường là mắc tiểu đường tuýp 1. Các mẹ quan sát con mình có dấu hiệu sau thì cần đi khám sớm nhé

  • Trẻ bú nhiều nhưng không tăng cân 
  • Hay quấy, khóc
  • Sốt kéo dài 
  • Ngủ nhiều
  • Mệt mỏi trông thấy 
  • Hơi thở trẻ có mùi hôi

2.2 Dấu hiệu tiểu đường ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu tiểu đường dưới đây thường là trẻ mắc tiểu đường tuýp 2.

Hay than đói – Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em không rõ ràng

Trẻ hay than đói
Trẻ hay than đói

Trẻ mắc tiểu đường thường cảm thấy nhanh đói. Nếu con bạn than đói, ăn nhiều nhưng không đủ no hãy nghĩ đến dấu hiệu của tiểu đường. 

Nguyên nhân là do các khối cơ bắp, tế bào không nhận được năng lượng. Insulin có chức năng chuyển hóa đường từ thức ăn thành năng lượng. Khi đó, trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy đói và có xu hướng đòi ăn 

Đi tiểu nhiều – Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em đáng lưu tâm

Trẻ thường xuyên khát và đi tiểu nhiều
Trẻ thường xuyên khát và đi tiểu nhiều

Đây đều là triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường nói chung. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ được phân nhiệm vụ đào thải chúng qua đường nước tiểu. Do đó, khiến trẻ phải đi tiểu nhiều hơn, thường xuyên khát nước. 

Sụt cân – Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em phổ biến

Trẻ mắc tiểu đường ăn khỏe nhưng lại thường sụt cân không rõ nguyên nhân. Điều này là do cơ thể bị rối loạn chuyển hoá. Các tế bào sẽ không nhận được đường để chuyển hóa thành năng lượng. Điều này khiến trẻ mệt mỏi. Khi các tế bào không nhận được nguồn nhiên liệu sẽ tự động lấy từ mỡ và cơ tích trữ. Do vậy, dẫn đến tình trạng sụt cân. 

Vết thương lâu lành – Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em nguy hiểm

Vết thương lâu lành
Vết thương lâu lành

Đường huyết cao làm tổn thương hệ thần kinh. Khi đó sẽ làm giảm khả năng tiết mồ hôi, khiến da nhanh khô. Da khô nứt nẻ tạo thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, đường huyết cao còn làm rối loạn hệ miễn dịch, người tiểu đường có hệ miễn dịch yếu hơn người không mắc bệnh. 

Tất cả những điều này đều là nguyên nhân khiến cho vết thương lâu lành. 

3. Cách điều trị tiểu đường ở trẻ em

Điều trị tiểu đường ở trẻ sơ sinh rất phức tạp. Trong đó, cần phải đảm bảo được 2 mục đích: Duy trì đường huyết ở ngưỡng an toàn; Đảm bảo được sự phát triển của con. 

Thông thường, để đạt được 2 mục tiêu, các bé phải thử đường huyết thường xuyên và tiêm thuốc hàng ngày. Để làm được điều này, các bố mẹ tốt nhất hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn và điều trị nhé. 

Đối với các bé bị tiểu đường tuýp 2, việc điều trị cũng tương tự như người lớn bị tiểu đường. Mục tiêu là đưa đường huyết ổn định ở mức an toàn. Trong đó, để đáp ứng mục tiêu này, các bé cần áp dụng quy tắc “kiềng 3 chân” trong điều trị tiểu đường. 

  • Chế độ dinh dưỡng: Các mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con. Một chế độ dinh dưỡng khoa học là có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất bột đường; chất đạm; chất xơ; vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, các bé nên hạn chế các thực phẩm có hại cho sức khỏe và làm đường huyết tăng nhanh như gà rán, khoai tây chiên, bánh mì trắng, bánh kẹo, nước có ga…
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
  • Vận động thường xuyên: Hãy cho trẻ vận động như tập thể dục, đá bóng, bơi lội, chơi cầu lông…. Vận động có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị tiểu đường. Vì nó giúp giảm đường huyết, giảm cân, giúp tăng độ nhạy của insulin. 
Hãy cho trẻ vui chơi, vận động thường xuyên
Hãy cho trẻ vui chơi, vận động thường xuyên
  • Sử dụng thuốc: Đối với trẻ ở giai đoạn đầu của bệnh có thể sẽ không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên những trẻ có chỉ số đường huyết thường xuyên ở ngưỡng cao, không ổn định cần sử dụng thuốc thường xuyên. Đơn thuốc, liều dùng các mẹ cần được sự cho phép của bác sĩ. Ngoài ra, cũng không nên tự ý thay đổi liều dùng, bỏ thuốc các mẹ nhé. 

4. Cách phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em

Đối với gia đình có ba mẹ tiền sử mắc tiểu đường tuýp 1 thì nguy cơ con mắc căn bệnh này là rất cao. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể giảm nguy cơ này bằng cách xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh. 

Nếu còn thắc mắc gì về dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em, bạn hãy gọi vào số Hotline/Zalo: 0867.038.186/ 0961.138.068 hoặc nhắn tin vào Fanpage Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo – Sữa non chuẩn Hoa Kỳ.

ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia