5 dấu hiệu tiểu đường trên da – Cần đi gặp bác sĩ sớm!

Tiểu đường là căn bệnh rất nguy hiểm, thường không ra cái chết ngay lập tức. Nó gây ra nhiều biến chứng lên các cơ quan, có thể làm suy tim, suy thận, xơ vữa động mạch. ... Việc phát hiện tiểu đường từ giai đoạn đầu giúp cơ thể chúng ta tránh được những mối nguy hại khôn lường từ căn bệnh này. Bài viết này sẽ liệt kê một số dấu hiệu tiểu đường trên da, giúp bạn nhận biết bệnh dễ dàng.

Tỉ lệ người bị các biến chứng tiểu đường trên da là 3:1. Tức là cứ 3 người tiểu đường, sẽ có 1 người bị các bệnh về da do tiểu đường gây nên. Tỉ lệ này là khá cao. Các vấn đề về da sẽ lộ diện khá sớm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Sau đây, Mamigo sẽ liệt kê 5 dấu hiệu tiểu đường trên da phổ biến và cách khắc phục.

Dấu hiệu tiểu đường trên da
Dấu hiệu tiểu đường trên da

1. 5 dấu hiệu tiểu đường trên da báo hiệu bạn bị tiểu đường

1.1 Da rất khô – dấu hiệu tiểu đường trên da điển hình

Khô da có rất nhiều nguyên nhân, như tuổi tác, thời tiết,…. Tuy nhiên, khô da lại là vấn đề đáng báo động đối với người bệnh tiểu đường. Vì đây là biểu hiện của lượng đường trong máu không được kiểm soát chặt chẽ. 

Khô da do bệnh tiểu đường
Khô da do bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia, nồng độ đường trong máu tăng cao khiến cơ thể phải huy động một lượng lớn nước để cân bằng lại đường huyết và đào thảo chúng ra khỏi cơ thể (qua nước tiểu). Bên cạnh đó, tiểu đường kéo dài làm tổn thương dây thần kinh dưới da có nhiệm vụ vận hành tuyến tiết mồ hôi. Do đó, cơ thể giảm tiết mồ hôi và làm trầm trọng thêm tình trạng khô da. lâu dần khiến da bị khô

Khô da có thể khiến bạn ngứa ngáy, bong da, xuất hiện các đường kẻ hoặc vết nứt trên da.

Cách khắc phục: 

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để thoa lên các vùng da bị khô. Lưu ý không thoa vào kẽ chân, kẽ tay vì nếu vùng này quá ẩm sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 
  • Hạn chế tắm bằng các loại xà bông có tính tẩy rửa mạnh vì chúng rất dễ làm khô da. Bạn có thể đun nước lá khế chua để tắm.
  • Tuyệt đối không gãi mạnh làm xước da và có thể bị nhiễm trùng. Nếu bị ngứa, bạn có thể lấy khăn lạnh đắp lên vùng bị ngứa.
  • Hãy kiểm tra chỉ số đường huyết hoặc đi khám tại bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm nhất.

1.2 Vùng da sẫm màu cảm giác như nhung – dấu hiệu tiểu đường trên da đáng quan tâm

Các vùng da sẫm màu này ban đầu có màu nâu, rồi dần chuyển sang đen. Chúng thường xuất hiện ở những vùng nếp gấp như sau cổ, nách, chân ngực và háng. Một số trường hợp vùng da ảnh hưởng có thể bị ngứa hoặc có mùi. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể bạn đang có quá nhiều insulin trong máu, tức là insulin hoạt động không hiệu quả. Trong y học, người ta gọi đây là bệnh gai đen

Bệnh gai đen
Bệnh gai đen

Bệnh gai đen rất dễ nhận biết vì chúng thường tạo thành 1 vùng khác biệt với vùng da còn lại. Bạn có thể quan sát và sờ vào các vùng da này để nhận biết bệnh gai đen: 

  • Vùng da sẫm màu, có màu đen hoặc nâu nhạt.
  • Khi sờ có cảm giác như sờ vào vải nhung. Các vùng da này thường cũng dày hơn vùng da xung quanh. 
  • Thi thoảng bạn có thể bị ngứa. 
  • Trong một vài trường hợp, xung quanh khu vực gai đen sẽ xuất hiện đuôi da (hoặc thường được gọi là thịt dư) 

Cách khắc phục: 

Thực tế, tiểu đường chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Vì vậy để khắc phụ tận gốc của bệnh gai đen, bạn nên đi khám tại các trung tâm y tế để được chẩn đoán. 

  • Ngoài ra, để hạn chế diễn tiến bệnh gai đen, bạn có thể làm như sau: 
  • Đi khám tại trung tâm da liễu để được kê đơn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da. 
  • Dùng xà phòng dịu nhẹ để tắm. Hoặc bạn có thể sử dụng lá trầu, lá kinh giới, chè xanh…. nấu nước tắm 
  • Thực hiện phương pháp laze để giảm độ dày của các vùng da bị gai đen.

1.3 Da dày và cứng – dấu hiệu tiểu đường trên da dễ nhầm lẫn

Hiện tượng ngón tay xơ cứng
Hiện tượng ngón tay xơ cứng

Trong y tế, người ta gọi tình trạng này là ngón tay xơ cứng. Đây là dấu hiệu tiểu đường trên da phổ biến nhưng nhiều người lại hiểu lầm rằng mình mắc bệnh lý xương khớp. Bệnh tiểu đường với lượng đường trong máu luôn ở ngưỡng cao, làm tổn thương các tế bào thần kinh và mạch máu. Mặt khác, hàm lượng đường dư thừa trong máu làm cho collagen đặc quánh, làm dày lên các vùng da có nhiều nếp gấp. Theo thời gian, các lớp da quá dày sẽ khiến ngon tay bị xơ cứng, làm người bệnh khó cử động ngón tay.

Trong một số trường hợp, các vùng da dày khác cũng có thể xảy ra tình trạng xơ cứng như khuỷu tay, đầu gối hoặc mắt cá chân. Hiện tượng ngón tay xơ cứng sẽ làm người bệnh khó khăn trong việc vận động, gấp duỗi cánh tay, chân. Ngoài ra, các vị trí khác cũng có thể gặp là vai, cổ, vùng lưng trên, ngực và đôi khi lan ra vùng mặt.

Cách khắc phục: 

  • Đến gặp bác sĩ để thông báo về tình trạng da
  • Tập vật lý trị liệu khi tình trạng xơ cứng của bạn nghiêm trọng hơn 
  • Đến cơ sở y tế để kiểm tra xem mình có bị tiểu đường không

1.4 Hoại tử mỡ – dấu hiệu tiểu đường trên da ít ai ngờ

Hoại tử mỡ
Hoại tử mỡ

Hoại tử mỡ có thể đánh lừa bạn với những bệnh lý khác trên da. Đây là tình trạng xảy ra khi các mô liên kết ở da bị thoái hoá. Mà nguyên nhân là do chỉ số đường huyết cao, làm cho các collagen dưới da bị thoái hóa, mạch máu dày lên và tích tụ mỡ. Hiện tượng hoại tử mỡ thường xuất hiện ở chân. Ban đầu những tổn thương chỉ xuất hiện ở vùng nhỏ, sau sẽ lan rộng và gồ nổi lên bề mặt da. Các vùng hoại tử mỡ có màu vàng sáp, phần ranh giới với da có viền màu tím. 

Ngoài ra, hoại tử mỡ cũng là biến chứng hiếm gặp do tiêm insulin 

Hoại tử mỡ thường khu trú ở một vùng da. Ban đầu bạn có thể thấy da mình bị đục, sau chuyển thành màu đỏ và nổi lên hẳn bề mặt da. Một thời gian sau, vùng da này sẽ trở nên sáng bóng với đường ranh giới màu tím. Bạn có thể dễ dàng nhìn ra các mạch máu dưới da. Bạn cũng có thể cảm thấy ngứa và đau. Nhưng không nên gãi vì chúng có thể gây nứt và loét da.

Hoại tử mỡ xuất hiện nhiều ở cẳng chân, một số ít ở cánh tay, da mặt. 

Cách khắc phục:

Xử trí thích hợp đối với hoại tử mỡ khu trú là phẫu thuật cắt bỏ, tránh tiêm thêm insulin vào vùng bị ảnh hưởng.

1.5 Nhiễm trùng da – mô mềm – dấu hiệu tiểu đường trên da nguy hiểm

Nhiễm trùng da mô mềm
Nhiễm trùng da – mô mềm

Như Mamigo đã đề cập ở trên, tiểu đường thường gây ra tình trạng khô, nứt nẻ. Khi da bị nứt nẻ – tức là lớp rào chắn bảo vệ da không còn được tốt như trước. Do vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi. Dù một vết xước rất nhỏ thôi cũng rất lâu lành và có thể diễn tiến nặng hơn. Đó là lý do tại sao người tiểu đường bị viêm da hơn so với người bình thường. 

Ở các khu vực kẽ ngón tay, ngón chân, móng tay, móng chân…. là nơi dễ bị nhiễm trùng da. Vì những nếp gấp này là môi trường lý tưởng để vi khuẩn cứ trú. Vùng da bị nhiễm trùng có thể tạo thành những ban màu đỏ tươi, có thể sưng. Sau sẽ lan ra các vùng da bên cạnh. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, vùng da nhiễm trùng có thể bị hoại tử. 

Cách khắc phục:  

  • Không được tự xử lý vết thương khi bị nhiễm trùng. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách
  • Nếu bạn là người đã được chẩn đoán tiểu đường thì bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc của mình. Bạn nên kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn

2. Khi nào cần đi khám tiểu đường 

Khi nào cần đi khám tiểu đường?
Khi nào cần đi khám tiểu đường?

Các dấu hiệu tiểu đường trên da tuy dễ nhận biết. Nhưng thường bị nhầm với các bệnh ngoài da. 5 dấu hiệu Mamigo đã đề cập ở trên thực chất là biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi chỉ số đường máu của bạn đang ở ngưỡng rất cao. Do vậy, khi cơ thể bạn gặp phải các dấu hiệu trên tức là bệnh tiểu đường của bạn đang diễn tiến nặng. Nếu bạn không kiểm soát chúng thì sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng liên quan đến mắt, tim mạch, thận, gan…. Khi gặp 1 trong 5 dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế khám để chẩn đoán bệnh sớm và có liệu pháp điều trị phù hợp. 

Ngoài ra, nếu bạn cũng đang gặp các tình trạng dưới đây, nguy cơ bạn mắc tiểu đường là rất cao: 

  • Khát nước và uống nước nhiều
  • Lượng nước tiểu tăng cao. Đi tiểu rất nhiều, đặc biệt là ban đêm. 
  • Cơ thể mệt mỏi, không muốn làm gì
  • Sụt cân nhiều không rõ nguyên do
  • Thị lực kém
  • ……

3. Cách phòng ngừa dấu hiệu tiểu đường trên da

Dấu hiệu tiểu đường trên da là 1 trong rất nhiều biến chứng của căn bệnh tiểu đường. Để giải quyết được căn nguyên của tình trạng này, chúng ta phải kiểm soát được chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn.

Để kiểm soát lượng đường máu, người bệnh cần xây dựng được chế độ dinh dưỡng cân bằng, lối sống lành mạnh, khoa học. 

3.1 Chế độ ăn uống lành mạnh 

Nên xây dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học
Nên xây dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học

Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị, trong một bữa ăn chúng ta cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.

  • Khoảng 40% chất xơ, vitamin, khoáng chất: Nên ăn các loại rau xanh lá đậm như rau ngót, rau cải, rau muống…. Và bổ sung hoa quả ít ngọt 
  • Khoảng 25% chất đạm: Nên luân phiên thay đổi giữa thịt, cá, trứng, đậu phụ, nấm….
  • Khoảng 25% tinh bột: Nên sử dụng tinh bột chậm như gạo lứt, bánh mì đen, ngũ cốc….
  • Khoảng 10% chất béo: Nên sử dụng chất béo tốt từ dầu oliu, bơ, các loại hạt….

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh xa 1 số thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ và đường huyết:

  • Các loại nước ngọt, đồ uống có cồn
  • Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội,…
  • Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, cá rán….

Vì chúng không những không có dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khoẻ, làm lượng đường máu tăng cao. 

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Tìm hiểu thực phẩm cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết

3.2 Chế độ vận động thể lực thích hợp 

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe

Việc luyện tập thường xuyên giúp cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng thừa, ổn định đường huyết và nâng cao sức khoẻ.

Nguyên tắc luyện tập thể lực là: 

  • Tăng dần mức độ tập theo thời gian
  • Nên lựa chọn bài tập phù hợp với sức khoẻ, tình trạng bệnh
  • Với người có sức khoẻ yếu, huyết áp thấp nên ăn ăn đồ ăn nhẹ sau tập 

3.3 Sử dụng thảo dược để ổn định đường huyết, giảm biến chứng 

Thảo dược số 1 trong phòng ngừa và điều trị tiểu đường hiện nay là Dây thìa canh.

Dây thìa canh
Dây thìa canh

Dây thìa canh được gọi là “khắc tinh” của bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã phát hiện ra Dây thìa canh có chứa hoạt chất GS4 giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường vượt trội. Hoạt chất GS4 tác động lên toàn bộ qua trình chuyển hoá đường trong cơ thể:

  • Hạn chế hấp thu đường ở ruột 
  • Tăng cường hoạt lực của insulin. 
  • Kích thích tuyến tuỵ tiết insulin 
  • Vận chuyển đường đến các tế bào trong cơ thể

Từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm HbA1c. 

Bên cạnh đó, Dây thìa canh còn giúp tăng bài tiết Cholesterol và Triglycerid ra khỏi cơ thể theo đường phân, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng xơ vữa động mạch. Từ đó giúp đẩy lùi nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim….

Cao Dây thìa canh chuẩn hóa Mamigo có thành phần từ cây Dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. GACP-WHO là Thực hành và thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Dây thìa canh chuẩn hóa được lấy từ vùng trồng HTX Dược liệu Lương Sơn (Hoà Bình). Đây là loại có hàm lượng hoạt chất GS4 cao gấp 2.4 lần so với Dây thìa canh thông thường giúp phòng ngừa và điều trị tiểu đường vượt trội. 

Cao Dây thìa canh chuẩn hoá Mamigo
Cao Dây thìa canh chuẩn hoá Mamigo

Cao Mamigo có công thức từ Công ty Dược Khoa. Quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm được cố vấn bởi các dược sĩ có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

Chỉ cần sử dụng Cao Dây thìa canh chuẩn hoá Mamigo 2 lần/ngày, người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt: 

  1. Đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn
  2. Giảm tê bì chân tay, đi tiểu đêm, ngứa da
  3. Huyết áp, mỡ máu ổn định
  4. Giảm mệt mỏi, tinh thần sảng khoái

CAO DÂY THÌA CANH CHUẨN HOÁ MAMIGO: MUA 3 TẶNG 1

4. Kết luận

Dấu hiệu tiểu đường trên da thường dễ nhận biết. Do vậy, khi thấy trên da xuất hiện các dấu hiệu bất thường bạn nên đi khám tại bệnh viện. Việc xét nghiệm tiểu đường sớm giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn. Hy vọng bài viết này của Mamigo đã giúp bạn hiểu được các dấu hiệu tiểu đường trên da cũng như các giải pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu các dấu hiệu này. 

Nếu bạn còn đang băn khoăn về chế độ dinh dưỡng, điều trị bệnh tiểu đường, hãy gọi đến số Hotline 0867.038.186/0961.138.068 để được các Dược sĩ tư vấn miễn phí.

ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia