Loãng xương có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh loãng xương

Loãng xương là một bệnh về xương khớp thường gặp ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Bệnh diễn tiến âm thầm nhưng đem lại rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe nếu không phát hiện sớm.

loang xuong o nguoi gia 2

Bệnh loãng xương nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề. Bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ. Đặc biệt, khi đã bị loãng xương thì chi phí điều trị rất cao, thời gian điều trị kéo dài, thuốc điều trị cũng gây nhiều tác dụng phụ. Do vậy, so với việc để bị bệnh rồi mới điều trị thì việc phòng ngừa bệnh loãng xương lại càng quan trọng và cần thiết hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có kiến thức tổng quát về căn bệnh này. Cũng như những phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

1. Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương, còn gọi là xốp xương hay thưa xương. Đây là một bệnh lý ảnh hưởng tới mật độ xương và chất lượng của hệ thống xương. Khiến cho khả năng chống đỡ, chịu lực của xương bị giảm đi. Xương sẽ trở nên mỏng manh, giòn và dễ gãy, dễ lún, dễ xẹp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống cổ, cột sống lưng, cổ xương đùi…

Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương

Có thể nói đơn giản rằng loãng xương là tình trạng xương mỏng manh và yếu đến mức rất dễ gãy. Có khi chỉ do bị chấn thương rất nhẹ, thậm chí có thể tự nhiên gãy mà không do chấn thương.

2. Nguyên nhân bệnh loãng xương

Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn quá trình phá hủy xương, khối lượng xương sẽ tăng lên. Sau đó quá trình này chậm lại và hầu hết mọi người đạt đến khối lượng xương tối đa ở tuổi 30.

Khi càng lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn tốc độ được tạo thành. Từ đó gây nên bệnh loãng xương. Khả năng mắc bệnh loãng xương phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà cơ thể đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương đạt tối đa, tức là ta đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và càng ít có khả năng mắc bệnh loãng xương khi về già.

Nguy cơ mắc bệnh loãng xương gia tăng theo độ tuổi
Nguy cơ mắc bệnh loãng xương gia tăng theo độ tuổi

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương khác. Trong đó, một số nguyên nhân có thể thay đổi được, số khác thì không thể.

2.1 Nguyên nhân bệnh loãng xương có thể thay đổi

Những yếu tố có thể thay đổi gồm:

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D khiến xương khớp yếu dần. Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều protein, natri và caffeine có thể dẫn đến thiếu hụt canxi.
  • Không tập thể dục thường xuyên: Việc không tập thể dục thường xuyên hay quá thụ động sẽ làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Hút thuốc và uống rượu bia: Việc hút thuốc và uống rượu bia có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Trong một cuộc khảo sát gần đây, những người đang hút thuốc có tần suất bị đau nhức cơ thể cao hơn 50%. Với những người sử dụng rượu bia thì có thể bị chuột rút và gầy tới mức chỉ còn da bọc xương.
  • Cân nặng: Thừa cân tạo áp lực lớn lên xương và các khớp. Béo phì có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khớp như viêm khớp, đau thắt lưng, gout và đau cơ xơ hóa.
Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh đều khiến xương khớp yếu hơn
Nguy cơ mắc bệnh loãng xương gia tăng theo độ tuổi

2.2 Nguyên nhân bệnh loãng xương không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Từ tuổi 50 trở lên có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Ở tuổi 30 tuổi, mật độ xương đã đạt đến mốc đỉnh điểm. Kể từ đây, quá trình sản xuất những phần xương mới sẽ chậm lại trong khi những phần xương cũ lại không ngừng thoái hóa. Ở một thời điểm nhất định, tốc độ thoái hóa xương sẽ bắt kịp và vượt qua tốc độ tạo ra xương mới.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới. 
  • Chủng tộc: Những người châu Á có tạng người và xương nhỏ hơn các chủng tộc khác nên sẽ có khối lượng xương thấp hơn so với tiêu chuẩn trung bình của thế giới. Ngoài ra, phụ nữ châu Á ít dùng phô mai, sữa và các sản phẩm từ bơ sữa nên dễ thiếu hụt canxi hơn.
  • Tiền sử mắc loãng xương trong gia đình: Việc có một thành viên trong gia đình từng bị loãng xương sẽ làm những người khác tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Thể trạng tự nhiên: Việc thấp bé nhẹ cân thường liên quan đến khối lượng xương thấp. Điều này cũng có nghĩa rằng tốc độ mất xương ở những người này sẽ nhanh hơn những người khác.
  • Tai nạn: Gãy xương có thể dẫn đến việc thiếu hụt canxi và làm người bệnh giảm chiều cao.

3. Dấu hiệu bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương được ví như một tên “ăn cắp vặt giấu mặt”. Mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khoáng chất của bộ xương. Lúc đầu, người bệnh không cảm thấy khó chịu vì bệnh diễn biến khá thầm lặng. Không có dấu hiệu của bệnh loãng xương một cách rõ rệt. Có chăng chỉ là vài triệu chứng mơ hồ, dễ bị bỏ qua như đau, nhức, mỏi không cố định. Có khi rất khó xác định vị trí, đau mỏi vu vơ ở cột sống lưng, ở dọc các chi,…. Càng về sau, khi khối lượng khoáng chất bị mất ngày càng nhiều, các dấu hiệu bệnh loãng xương kể trên sẽ rõ rệt dần lên. Tập trung nhiều hơn ở vùng xương chịu lực của cơ thể như hông, thắt lưng, khớp gối.

Bệnh loãng xương thường kèm theo các cơn đau
Nguy cơ mắc bệnh loãng xương gia tăng theo độ tuổi

Các triệu chứng của bệnh loãng xương, thường gặp là:

  • Đau xương: Đau nhức các đầu xương; Đau nhức mỏi dọc các xương dài; Đau như châm chích toàn thân; Đau tăng về đêm và nghỉ ngơi không hết.
  • Đau cột sống: Đau như thắt ngang cột sống hoặc sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.
  • Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ. Do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún.
  • Các triệu chứng toàn thân thường gặp là hay có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh. Hay bị chuột rút, đổ mồ hôi bất thường.
  • Thường có kèm theo các bệnh của người cao tuổi như béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, thoái hóa khớp,…

Khi các triệu chứng lâm sàng đã rõ ràng như trên thì khối lượng xương của cơ thể đã giảm đi khoảng 30% so với lúc cao nhất (khoảng 30 tuổi). Lúc này, trên phim X-quang thường thấy rõ hiện tượng loãng xương như xương tăng thấu quang, vỏ xương bị mỏng đi, các đốt sống bị biến dạng như lún xẹp hoặc gãy lún. Đo mật độ xương thì chỉ số T-Score ≤ -2,5. (T-Score là chỉ số lệch của bệnh nhân so với chỉ số chuẩn của người trẻ).

4. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Tại Việt Nam, bệnh loãng xương đã vượt mức báo động. Trước đây, loãng xương chỉ thường xuất hiện ở những người lớn tuổi do suy giảm nội tiết tố. Xương bị xốp dẫn đến loãng xương.

Nhưng hiện nay, xu hướng mắc nguy cơ loãng xương ngày càng trẻ hoá, đặc biệt là phụ nữ. Bởi nhiều lý do như di truyền, ăn uống thiếu chất, lao động quá sức…

Ai dễ mắc bệnh loãng xương
Ai dễ mắc bệnh loãng xương

Dưới đây là 6 đối tượng có nguy cơ loãng xương cao nhất:

  • Phụ nữ sau mãn kinh: Do hoạt động của buồng trứng ngưng lại. Không còn nội tiết tố có chức năng ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương. Vì vậy, phụ nữ sau mãn kinh thường gặp biến chứng của loãng xương như gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay…
  • Người nằm bất động quá lâu do bệnh tật: Khi đó, các tế bào phá hủy xương có cơ hội tăng hoạt tính dẫn đến loãng xương.
  • Người mắc các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường… Đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục.
  • Người mắc bệnh suy thận mãn tính hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu.
  • Người mắc các bệnh xương khớp mãn tính.
  • Người sử dụng một số thuốc: kháng viêm, chống động kinh, chữa bệnh tiểu đường… lâu ngày sẽ ức chế quá trình tạo xương. Bên cạnh đó, làm giảm hấp thu canxi ở ruột, tăng bài tiết canxi ở thận. Từ đó làm tăng quá trình phá hủy xương.

5. Cách phòng ngừa bệnh loãng xương

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương
Cách phòng ngừa bệnh loãng xương

Phương pháp phòng ngừa bệnh loãng xương là áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục. Bên cạnh đó nên sử dụng một số sản phẩm bổ trợ, giúp cung cấp dưỡng chất và tăng cường mật độ xương.

5.1 Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng 

Nên xây dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học
Nên xây dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học. Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D

Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và tốn kém. Do vậy chúng ta cần phòng ngừa bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho xương chắc khỏe, bổ sung lượng canxi và vitamin D phù hợp.

  • Canxi: Người trong độ tuổi 19-25 cần bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày. Phụ nữ từ 51 tuổi trở lên và nam giới từ 71 tuổi cần bổ sung 1.200mg mỗi ngày. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, cam, kiwi, đậu nành, rau lá xanh đậm…
  • Vitamin D: Cơ thể cần vitamin D để hấp thu canxi. Các thực phẩm giàu vitamin D là sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, gan, nấm… Hoặc bổ sung vitamin D cho da bằng cách tắm nắng.

Cần ăn nhiều rau và trái cây, các thức ăn có chứa nhiều oestrogen thực vật như giá đỗ, bắp cải, dưa chuột, tỏi… Cũng làm giảm mất xương và làm tăng chất khoáng trong xương.

5.2 Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe xương
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe xương

Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể. Từ đó giúp sức khỏe tốt hơn. Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị loãng xương, nhưng người bệnh cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.

5.3 Bổ sung thêm Sữa non xương khớp thảo dược Mamigo Bone Nutrition

Sữa non thảo dược Mamigo Bone Nutrition
Sữa non xương khớp thảo dược Mamigo Bone Nutrition

Sữa non thảo dược Mamigo Bone Nutrition là sữa dinh dưỡng chuyên biệt dành cho những người mắc bệnh lý xương khớp. Giúp chống lão hóa xương và ngăn ngừa loãng xương. Mamigo Bone Nutrition là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có công thức vàng từ Cây Móng quỷ, Đông trùng hạ thảo, Sữa non từ Mỹ, kết hợp cùng 44 dưỡng chất tốt cho xương khớp như Collagen tuýp 2, Glucosamine, canxi hữu cơ Aquamin F. Sữa non thảo dược Mamigo Bone Nutrition đem đến giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh xương khớp. Không chỉ giúp giảm đau, sữa Mamigo còn hỗ trợ tái tạo xương khớp, tăng cường mật độ xương – căn nguyên gây ra bệnh loãng xương.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương

Thành phần Sữa non nhập khẩu từ Mỹ đã được chứng minh giúp cải thiện mật độ xương, ức chế hủy xương. Sữa non có chứa lactoferrin và yếu tố tăng trưởng biến đổi. Giúp kích thích hoạt động tối đa của các tế bào sinh cơ, sinh xương và phục hồi những vùng cơ xương khớp bị thoái hóa theo thời gian.

Tác dụng của Sữa non Mỹ với xương khớp
Tác dụng của Sữa non Mỹ với xương khớp

Canxi hữu cơ Aquamin F giúp cải thiện tế bào xương, giúp thúc đẩy quá trình tân tạo xương. Bổ sung Aquamin F sẽ giúp hạn chế cốt hóa hủy xương và củng cố hệ xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, aquamin F có cấu trúc đặc biệt. Vì thế canxi hữu cơ Aquamin F dễ hấp thu hơn và không gây tác dụng phụ như canxi thông thường.

Canxi, Vitamin D: Sữa non Mamigo có nguồn canxi và Vitamin D nano giúp tăng khả năng hấp thu và bám dính vào các tế bào xương.

Bổ sung thêm thảo dược quý giúp giảm đau, tăng cường sức khỏe xương khớp

Cây Móng quỷ, Đông trùng hạ thảo là 2 thành phần nổi bật của sữa non thảo dược Mamigo.

  • Cây Móng quỷ với hoạt chất Harpagoside đã được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng ức chế cơn đau. Ngoài ra nó còn giúp tái tạo sụn khớp, giúp các khớp xương vận động linh hoạt.
Tác dụng của Cây Móng Quỷ với cơ xương khớp
Tác dụng của Cây Móng Quỷ với cơ xương khớp
  • Đông trùng hạ thảo là dược liệu rất có giá trị để điều trị loãng xương và ngăn ngừa mất xương do thiếu hụt estrogen. Nó có tác dụng tăng đào thải gốc tự do trong có thể. Giúp giảm thiểu tình trạng loãng xương ở người già.
dong trung ha thao rat giau dinh duong
Đông trùng hạ thảo

Lợi thế khác của sữa non thảo dược Mamigo Bone Nutrition

Mamigo Bone Nutrition bổ sung hỗn hợp chất xơ hòa tan FOS giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.

Yếu tố này đặc biệt quan trọng và là lợi thế tốt cho người ốm bệnh, người trung niên khi uống sữa loãng xương. Hệ tiêu hóa dần yếu và nhạy cảm hơn khi cơ thể bước từ tuổi trung niên về già. Cũng như trong lúc ốm bệnh lượng thuốc đưa vào cơ thể nhiều khiến tiêu hóa và ăn uống khó khăn hơn. Sữa non thảo dược Mamigo Bone Nutrition giải quyết vấn đề tiêu chảy và táo bón, ăn uống kém nhờ các đặc trưng dinh dưỡng tốt.

Ngoài ra, hương vị ngọt nhẹ, ít béo và mùi thơm vani vị đặc trưng. Mamigo Bone Nutrition giúp người bệnh dùng lâu dài mà không bị ngán.

Với những điểm ưu việt trên, các chuyên gia khuyến khích người bệnh uống 2 ly sữa Mamigo mỗi ngày. Không chỉ hỗ trợ giảm đau, tăng khả năng vận động mà Mamigo còn giúp chống lão hóa xương, tăng cường sức khỏe xương khớp.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm, hãy gọi đến hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc nhắn tin đến fanpage Mamigo Việt Nam tại Đây để được chuyên viên tư vấn miễn phí.

6. Kết luận

Người bệnh cần hiểu rõ về bệnh loãng xương, nguyên nhân và triệu chứng để biết cách phòng ngừa hiệu quả. Ngoài những chú ý kể trên, người bệnh cũng cần đi kiểm tra mật độ xương. Để có thể có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Để biết thêm kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe hãy truy cập website mamigo.vn tại Đây

ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia