Bệnh tiểu đường gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc test tiểu đường thai kỳ giúp chúng ta có thể ngăn chặn được các nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tiểu đường với cơ thể. Đây cũng là 1 trong những loại xét nghiệm cơ bản khi khám thai. Cùng Mamigo tìm hiểu chủ đề test tiểu đường thai kỳ nhé!
Mục lục
- 1. Test tiểu đường thai kỳ có cần thiết không?
- 2. Máy test tiểu đường thai kỳ
- 3. Que test tiểu đường thai kỳ
- 4. Cách test tiểu đường thai kỳ tại nhà
- 5. Test tiểu đường thai kỳ tại trung tâm y tế, bệnh viện
- 6. Các câu hỏi thường gặp khi test tiểu đường thai kỳ
- 6.1 Test tiểu đường khi nào?
- 6.2 Kiểm tra tiểu đường vào tuần thứ bao nhiêu?
- 6.3 Thử tiểu đường thai kỳ nhịn ăn trước mấy tiếng?
- 6.4 Thử tiểu đường thai kỳ có được uống nước không?
- 6.5 Nước đường test tiểu đường thai kỳ
- 6.6 Test tiểu đường thai kỳ bao lâu có kết quả?
- 6.7 Không test tiểu đường thai kỳ có sao không?
- 7. Phải làm gì khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ?
1. Test tiểu đường thai kỳ có cần thiết không?
Bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở tiểu đường thai kỳ, biến chứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với thai nhi. Nếu không xét nghiệm, phát hiện bệnh sớm thì bệnh tiểu đường có thể làm chậm sự hình thành và phát triển toàn diện của thai nhi. Do vậy test tiểu đường thai kỳ là hoàn toàn cần thiết.
2. Máy test tiểu đường thai kỳ
Một số loại máy test tiểu đường thai kỳ tại nhà dành cho bà bầu đã được Bộ Y tế khuyên dùng:
- Máy đo đường huyết Contour TS thuộc hãng Bayer – Đức. Loại máy này sử dụng công nghệ mã hoá hiện đại, cho kết quả chính xác tương đương tại phòng thí nghiệm.


- Máy đo đường huyết Accu-Chek Guide thuộc thương hiệu ROCHE – USA. Loại máy này rất dễ dụng, và có có thiết bị cảnh báo nếu chỉ số đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt


- Máy đo đường huyết Onetouch Ultra Plus Flex của hãng Jonhson & Johnson (Mỹ). Đây là loại máy có tuổi thọ pin rất cao, cho kết quả chính xác cao


3. Que test tiểu đường thai kỳ
Bạn cần bảo quản tốt que test tiểu đường thai kỳ vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thử đường máu của bạn.


- Để ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp
- Chỉ bảo quản ở 1 hộp đựng, không di chuyển sang hộp dựng khác
- Đóng chặt nắp ngay sau khi đã lấy que
- Que đã được lấy ra khỏi hộp cần sử dụng luôn
- Hộp que test đã mở nên sử dụng trong vòng 3 tháng
- Không tái sử dụng que test
4. Cách test tiểu đường thai kỳ tại nhà
Có 2 cách đơn giản giúp mẹ bầu kiểm tra xem mình có đang bị tiểu đường hay không
4.1 Sử dụng máy đo đường huyết


Đây là cách đơn giản giúp bạn kiểm tra chỉ số đường huyết của mình. Với cách này, bạn có thể tiến hành đo đường máu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Các bước được tiến hành như sau:
- Vệ sinh tay sạch sẽ, có thể sử dụng nước rửa tay hoặc cồn. Sau đó lau khô tay trước khi lấy máu
- Lấy que thử từ lọ đựng que thử, cắm que vào máy đo
- Lắp kim lấy máu vào bút, sau đó bạn điều chỉnh độ nông, sâu của kim sao cho phù hợp với da của bạn
- Bấm nắp bút vào ngón tay để lấy máu. Lưu ý khi bấm bạn nên thả lỏng ngón tay để tránh bị đau
- Khi kim đã ghim vào da, bạn nặn giọt máu rồi đưa vào que thử
- Trong lúc chờ kết quả, bạn dùng khăn sạch hoặc bông gòn ấn vào ngón tay để cầm máu và làm sạch
- Kết quả sẽ hiện sau vài giây, bạn nên ghi chép lại để tiện cho việc theo dõi. Các dụng cụ đo cũng cần vệ sinh sạch sẽ trước khi cất, bảo quản
Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường? Giá trị đường máu bình thường được tính như sau:
- Đường máu lúc đói: < 5,3 mmol/L.
- Đường máu sau 1h: < 7,8 mmol/L.
- Đường máu sau 2h: < 6,7 mmol/L.
4.2 Xét nghiệm HbA1c


HbA1c là chỉ số thể hiện tình trạng gắn kết của đường với Hemoglobin. Nồng độ HbA1c tương quan với chỉ số đường huyết trước đó 3 tháng. Do vậy chỉ bằng cách xét nghiệm chỉ số HbA1c bạn có thể đánh giá được khả năng kiểm soát đường huyết của mình trong vòng 2-3 tháng gần đây. So với xét nghiệm chỉ số đường huyết – vốn có thể thay đổi do chúng ta ăn uống thì HbA1c được coi là phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường chính xác nhất.
Để xét nghiệm HbA1c bạn cũng tiến hành các bước tương tự như khi thử đường máu. Tuy nhiên, sau khi bạn đã lấy máu thì cần cần trộn máu với dung dịch trong thiết bị rồi mới đổ vào que thử.
Chỉ số HbA1c bao nhiêu thì bình thường?
Chỉ số HbA1c <6.5 % được coi là an toàn. Nếu xét nghiệm, chỉ số hbA1c đo được >=6.5 thì có nghĩa là bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.
5. Test tiểu đường thai kỳ tại trung tâm y tế, bệnh viện
5.1 Test tiểu đường thai kỳ giá bao nhiêu?
Chi phí test tiểu đường thai kỳ mỗi lần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường rơi vào khoảng 200.000VNĐ – 300.000VNĐ
Tuy nhiên giá tiền này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tối như:
- Cơ sở y tế: Cơ sở y tế lớn, trang thiết bị hiện đại thì sẽ có chi phí cao hơn. Nhưng tại đây sẽ đảm bảo có kết quả chính xác hơn.
- Gói xét nghiệm: Thông thường, khi mẹ bầu khám định kỳ sẽ xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm… Nếu làm theo gói trọn bộ sẽ rẻ hơn khi bạn chỉ xét nghiệm tiểu đường.
5.2 Quy trình test tiểu đường thai kỳ


Việc nắm rõ quy trình xét nghiệm tiểu đường sẽ giúp bạn chủ động cũng như tránh cách bối rối khi đi xét nghiệm tại bệnh viện.
Có 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
5.2.1 Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước
Với phương pháp này, bạn sẽ được bác sĩ đo chỉ số đường huyết ở 3 thời điểm: đường huyết lúc đói, đường huyết sau 1 giờ và sau 2 giờ sau khi uống đường. Theo đó, bác sĩ sẽ cho bạn uống nước đường có chứa 75g glucose. Đây được gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Nghiệm pháp này được tiến hành vào tuần 24-28 của thai kỳ để nhận biết có bị tiểu đường hay không.
Bạn cần lưu ý nếu chuẩn bị đi xét nghiệm tiểu đường dung nạp đường uống. Vì phương pháp này sẽ được thực hiện vào buổi sáng. Bạn không được ăn sáng. Bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ nếu các chỉ số nằm trong ngưỡng sau:
- Đường huyết lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
- Tại thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
- Tại thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
5.2.2 Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước
Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (giống như phương pháp 1 bước). Tuy nhiên ở phương pháp này bạn chỉ cần uống nước đường (chứa 50g đường glucose) và không cần nhịn đói. Bác sĩ sẽ tiến hành đo chỉ số đường huyết của bạn tại thời điểm 1 giờ sau khi uống.
Nếu nồng độ đường trong máu của bạn >130 mg/dL thì sẽ tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g glucose
Bước 2: Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g glucose. Ở bước này bạn cũng được yêu cầu nhịn ăn trong vòng 8 tiếng. Bác sĩ sẽ tiến hành đo chỉ số đường huyết lúc đói, 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau thời điểm uống glucose.
Bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường nếu 2 trong 4 giá trị vượt quá ngưỡng sau đây:
6. Các câu hỏi thường gặp khi test tiểu đường thai kỳ
6.1 Test tiểu đường khi nào?


Thời gian test tiểu đường thai kỳ nên là thường xuyên giúp mẹ bầu kiểm soát được chỉ số đường huyết. Qua đó kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống. Có 4 thời điểm chúng ta nên thử đường máu đó là: buổi sáng mới ngủ dậy, sau khi ăn sáng, sau khi ăn trưa, buổi tối trước khi đi ngủ.
6.2 Kiểm tra tiểu đường vào tuần thứ bao nhiêu?
Đối với mẹ bầu chưa được chẩn đoán tiểu đường nên xét nghiệm từ tuần 24-28 của thai kỳ
Mẹ bầu đang ở giai đoạn thai kỳ cuối (trước khi sinh 4-12 tuần)
6.3 Thử tiểu đường thai kỳ nhịn ăn trước mấy tiếng?
Đối với xét nghiệm dung nạp đường và xét nghiệm lúc đói, bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Nếu bạn ăn trước khi xét nghiệm sẽ không cho được kết quả chính xác vì cơ thể sẽ chuyển hóa dinh dưỡng thành glucose. Glucose sau đó sẽ được ruột hấp thu nhanh rồi chuyển thành năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên.
6.4 Thử tiểu đường thai kỳ có được uống nước không?
Test tiểu đường thai kỳ được uống nước. Tuy nhiên bạn chỉ được uống nước lọc, uống thành các ngụm nhỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia
6.5 Nước đường test tiểu đường thai kỳ
Nước đường test tiểu đường thai kỳ thường được sử dụng khi test tiểu đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose. Bạn vẫn có thể sử dụng được phương pháp này bằng cách tự làm nước đường test tiểu đường thai kỳ. Qua đó bạn có thể pha đường cùng với nước ấm cho đến khi tan ra. Lượng đường cần pha sẽ tương ứng với phương pháp xét nghiệm bạn sử dụng
6.6 Test tiểu đường thai kỳ bao lâu có kết quả?
Các nghiệm pháp dung nạp glucose đòi hỏi thai phụ phải lấy máu 3 lần: lúc đói, sau uống 1 giờ, sau uống 3 giờ. Do vậy thời gian chờ kết quả có khi sẽ mất nửa ngày.
6.7 Không test tiểu đường thai kỳ có sao không?
Việc test tiểu đường thai kỳ là hoàn toàn cần thiết. Giúp thai phụ kịp thời điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng để đường máu luôn ổn định. Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được phát hiện kịp thời thì rất có thể gây nên biến chứng cho mẹ và con.
7. Phải làm gì khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ?
Điều quan trọng nhất là bạn cần giữ được một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, để vừa ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng. Trong đó, đừng quên bổ sung 2 ly Sữa non thảo dược Mamigo mỗi ngày để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con, đồng thời kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Hy vọng bài viết trên của Mamigo đã giúp mẹ giải đáp các thắc mắc xung quanh chủ đề test tiểu đường thai kỳ. Hãy truy cập website Mamigo để có thêm kiến thức hữu ích trị bệnh tiểu đường. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc về chế độ dinh dưỡng, phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, bạn có thể liên hệ đến Hotline/Zalo: 0867.038.186/0961.138.068