Thoái hóa khớp hiện đang là “nỗi ám ảnh” của không ít người. Bởi nó có thể dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ, tràn dịch ổ khớp, thậm chí gây tàn phế. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh là điều hết sức cần thiết nhằm phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.
Mục lục
1. Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa thì sụn khớp bị bào mòn, xù xì và nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc. Dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.


Khớp giúp các chi, cột sống di động hàng ngày mà không bị tổn thương. Đó là nhờ sụn khớp và dịch khớp làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương gắn nhau ở khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa. Mật độ khoáng và sự bền chắc của xương giảm sút rõ rệt và xuất hiện các vết nứt nhỏ.
Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
2. Nguyên nhân thoái hóa khớp
Theo các chuyên gia y tế và các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân thoái hóa khớp và thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp trong cơ thể con người. Chúng đã được phân chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau đây:
2.1 Nguyên nhân thoái hóa khớp nguyên phát
Tuổi tác là một trong những lý do hàng đầu gây ra thoái hóa khớp. Tuổi tác càng lớn thì quá trình lão hóa càng diễn ra mạnh mẽ. Người trên 60 tuổi có tỉ lệ bị thoái hóa khớp > 60%.


Theo quy luật tự nhiên, khi con người càng già đi thì khả năng sản sinh và tái tạo sụn khớp càng bị suy giảm. Trong khi đó, các tế bào sụn khớp trở nên già cỗi, khả năng tổng hợp collagen và mucopolysaccharide không còn như trước. Cũng vì thế mà chất lượng dịch khớp kém, giảm độ đàn hồi và chịu lực. Sự mất cân bằng giữa việc tái tạo và thoái hóa khiến sụn khớp dần bị phá hủy. Làm tổn hại đến đầu xương dưới sụn và dẫn đến thoái hóa khớp.
2.2 Nguyên nhân thoái hóa khớp thứ phát
Nguyên nhân thứ phát là nguyên nhân thúc đẩy thoái hóa khớp phát triển nhanh hơn bình thường. Bao gồm:
- Tiền sử chấn thương xương khớp:
Những người có tiền sử chấn thương mạnh như gãy xương, dứt dây chằng, tổn thương sụn chêm, đĩa đệm… tại các khớp và cột sống có khả năng bị bệnh thoái hóa khớp rất cao do khớp bị tổn thương và trở nên suy yếu.
- Các bệnh lý ở khớp:
Nhiễm khuẩn khớp như viêm khớp do nhiễm trùng bởi vi khuẩn lao, vi khuẩn lậu, vi khuẩn mycoplasma…khiến hình thái, sự tương quan của khớp và cột sống bị thay đổi.
- Các dị dạng bẩm sinh:
Những người có khớp bất thường bẩm sinh. Hoặc lúc còn trẻ làm thay đổi diện tích tỳ nén thông thường của khớp và cột sống. Khiến khớp dễ dẫn đến thoái hóa sớm và nghiêm trọng hơn.
- Trọng lượng cơ thể lớn:
Với trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm cho các khớp và cột sống phải chịu áp lực lớn. Đặc biệt là cột sống và khớp gối thường xuyên phải chống đỡ cơ thể và di chuyển nhiều nên bị thoái hóa sớm hơn.


- Do di truyền:
Người bệnh có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý về khớp hay thoái hóa khớp cũng thường gặp phải căn bệnh này cao hơn người bình thường.
- Các yếu tố khác:
Một số nguyên nhân thoái hóa khớp khác như: Phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới, nhất là những phụ nữ ở tuổi mãn kinh, phụ nữ loãng xương do thiếu estrogen. Người mắc các bệnh lý về chuyển hóa như tiểu đường, gout hay người có nồng độ vitamin C, vitamin D trong máu thấp.
3. Triệu chứng thoái hóa khớp
3.1 Các giai đoạn thoái hóa khớp
Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có các biểu hiện khác nhau. Việc nhận diện chính xác người bệnh đang ở giai đoạn này cũng hỗ trợ bác sĩ trong lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.


Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng
Ở giai đoạn này sụn khớp có thể bị ảnh hưởng nhẹ. Người bệnh chưa cảm thấy triệu chứng bệnh rõ nét, nếu có chỉ là cơn đau thoáng qua khi hoạt động quá nhiều. Chụp X-quang sẽ không phát hiện ra sự bất thường ở khớp.
Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ
Giai đoạn này lớp sụn khớp bị tổn thương nhưng chưa nhiều. Tuy nhiên, gai xương nhỏ đã bắt đầu hình thành, chạm vào các mô trong khớp. Người bệnh sẽ cảm thấy xương khớp bị cứng, đau nhức khi ngủ dậy hoặc trời lạnh. Chụp X-quang sẽ thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn, có gai xương và khe khớp hẹp đi.
Giai đoạn 3: Biểu hiện trung bình
Tổn thương của sụn khớp gia tăng. Nhiều gai xương kích thước vừa, xương dưới sụn có thể bị biến dạng bề mặt khớp. Dần dần các mô khớp sẽ bị viêm, gây sưng. Người bệnh cảm thấy đau, khó chịu khi hoạt động.
Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng
Các triệu chứng xuất hiện rõ ràng. Gai xương lớn. Các đầu xương khớp bị bào mòn hoàn toàn hoặc còn lại rất ít, chất nhầy bao quanh khớp giảm rõ rệt. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ bị cứng khớp, viêm, đau, đi lại khó khăn.
3.2 Triệu chứng thoái hóa khớp
Người bệnh sẽ gặp rất nhiều triệu chứng dai dẳng, kéo dài, gây hạn chế vận động, khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Dưới đây là một vài triệu chứng thường gặp.
Đau nhức
Cơn đau âm ỉ, tăng lên vào sáng sớm, buổi tối hoặc khi co duỗi các khớp. Khi vận động có tiếng lạo xạo ở đầu gối. Khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc không khí lạnh tràn về, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cứng khớp


Cứng khớp vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy cũng là một trong những triệu chứng của bệnh. Trong thời gian ngủ, người bệnh không cử động khiến các khớp dần bị cứng lại. Lúc này không thể thực hiện động tác co duỗi chân. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài phút xoa bóp, vận động.
Hạn chế vận động
Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong thực hiện các động tác hàng ngày như: đi lại, nhấc chân, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, quay cổ,… Giai đoạn nặng, người bệnh còn bị mất thăng bằng và dễ ngã khi đi lại.
Biến dạng khớp
Triệu chứng này xảy ra khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. Sụn bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện các gai xương. Tình trạng này khiến các khớp bị sưng to và biến dạng. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.


4. Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?
4.1 Thoái hóa khớp gối


Khớp gối có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận xương khớp khác trong cơ thể. Do đó, khi khớp gối bị thoái hóa hay tổn thương, các bộ phận khác cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối gây nên những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tàn phế. Cụ thể, các biến chứng của bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Đau nhức dai dẳng
- Gối bị biến dạng
- Rối loạn giấc ngủ
- Tăng cân
- Bệnh gút
- Mất khả năng vận động
- Teo cơ, liệt
4.2 Thoái hóa khớp háng


Bệnh thoái hóa khớp háng khi nặng có thể dẫn đến các bệnh lý khác có liên quan. Điển hình là bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhiễm khuẩn xương khớp, gai xương… Nguy hiểm hơn là vôi hóa cột sống, ung thư xương.
Không chỉ gây ra các bệnh lý xương khớp mà biến chứng của thoái hóa còn khiến người bệnh bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến… đe dọa tới tính mạng người bệnh.
4.3 Thoái hóa khớp cổ chân


Về cơ bản, bệnh lý viêm khớp cổ chân không gây sưng, không đe dọa đến tính mạng. Nhưng nếu không chữa kịp thời thoái hóa khớp cổ chân có thể phát triển thành bệnh mãn tính
Bệnh đau cổ chân không chữa trị sớm có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính
Ngoài ra, đau khớp chân không sưng còn gây nên hiện tượng cứng khớp, cản trở quá trình lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến sụn khớp làm cho cổ chân bị suy giảm chức năng. Tình trạng này kéo dài sẽ phát triển thành thoái hóa khớp, tăng nguy cơ bị bại liệt.
5. Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây mất khả năng vận động hoặc tàn phế. Đây là căn bệnh diễn biến theo quy luật lão hóa tự nhiên nên không thể ngăn chặn. Nhưng có thể làm chậm tiến trình thoái hóa và hạn chế những nguyên nhân thoái hóa khớp thứ phát. Vì vậy, mọi người cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và một lối sống lành mạnh để phòng chống thoái hóa khớp ngay từ bây giờ.
5.1 Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống xương khớp, khi cơ thể tăng cân nhanh một cách chóng mặt.


Khi cơ thể béo lên một cách chóng mặt, các khớp xương sẽ phải chịu thiệt thòi vì sức nặng của cơ thể đè lên chúng. Nhất là vùng khớp lưng, khớp háng, khớp gối và khớp bàn chân. Vì thế, để phòng ngừa các bệnh xương khớp, cách đơn giản nhất là kiểm soát cân nặng. Đồng thời hạn chế tối đa tình trạng tăng cân mất kiểm soát để bảo vệ các khớp xương tốt nhất.
5.2 Tăng cường thể dục, thể thao


Việc tập thể dục, thể thao, hoạt động chân tay liên tục hoặc đơn giản chỉ là việc đi bộ nhiều nhất có thể sẽ góp phần giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, việc vận động còn giúp máu huyết lưu thông góp phần tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Vận động còn làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp. Vì thế, hãy chăm chỉ vận động hằng ngày nhé.
5.3 Xây dựng chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp xương khớp phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt là những dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, vitamin K2. Chính vì thế người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng ăn uống của mình một cách tốt nhất.


Mỗi người nên chú ý bổ xung thêm nhiều rau củ quả. Vì chúng cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magiê – là những chất chống ôxy hóa… có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa. Nên uống 2-3 ly sữa /ngày để bổ sung khoáng chất đặc biệt là canxi để có hệ xương chắc khỏe.
Tránh ăn quá mặn, quá ngọt vì chúng có thể khiến cơ thể không thể hấp thụ canxi có trong thức ăn. Đồng thời, không nên uống rượu và các chất kích thích thần kinh. Vì chúng có thể gây co cứng cơ, lâu dài làm hại đến các khớp xương của bạn.
6. Sữa non xương khớp thảo dược Mamigo Bone Nutrition – giải pháp vàng cho người thoái hóa khớp
Sữa non thảo dược Mamigo Bone Nutrition tự hào là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có công thức từ thảo dược Cây Móng quỷ, Đông trùng hạ thảo, sữa non Mỹ cùng 44 dưỡng chất tốt cho xương khớp như Collagen tuýp 2, Glucosamine, canxi hữu cơ Aquamin F… Đem đến giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân xương khớp.


Thành phần của Sữa non xương khớp thảo dược Mamigo Bone Nutrition:
- Tác dụng giảm đau của Cây Móng quỷ đã được các nhà khoa học Đức chứng minh lâm sàng vào năm 2003. Kết quả cho thấy, 92,7% bệnh nhân đau cơ, thấp khớp, thoái hóa khớp… có sử dụng Cây Móng quỷ giảm triệu chứng đau. Trong khi đó 77,5% bệnh nhân giảm đau tốt và cải thiện vận động.
- Đông trùng hạ thảo đã được các nhà khoa học Pháp chứng minh có tác dụng giảm đau tương tự thuốc giảm đâu NASID. Nó giúp ức chế quá trình thoái hóa xương, sụn, khớp, tăng cường sự bền chắc của xương, sụn, khớp.
- Sữa non cao cấp nhập khẩu từ Mỹ chứa các thành phần chống viêm giúp giảm đau. Đặc biệt, giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm và cân bằng hệ miễn dịch.
- Collagen tuýp 2 giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm và phục hồi thoái hóa khớp.
- Glucosamine giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh nhờ tái tạo và sửa chữa các sụn quanh khớp. Đồng thời nó cũng bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy bởi các enzym.
- Canxi hữu cơ Aquamin F từ tảo biển đỏ giúp hạn chế cốt hóa hủy xương, hình thành và củng cố hệ xương chắc khỏe hơn.
Cơ chế tác động toàn diện của sữa non xương khớp thảo dược Mamigo
Nhờ vào sự kết hợp ăn ý giữa các thành phần chuyên biệt, Sữa non xương khớp thảo dược Mamigo Bone Nutrition không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau đơn thuần, nâng cao chất lượng đời sống của người bệnh. Mamigo còn hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ phục hồi sụn khớp. Đây quả thật là “kiềng ba chân” trong mục tiêu hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, giúp bệnh ổn định, đem lại giá trị lâu bền cho người bệnh.
7. Kết luận
Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến ở người cao tuổi mà đa số ai cũng phải gặp. Hiểu được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp người cao tuổi có cách điều trị phù hợp để không cần phải lo lắng về các cơn đau nhức thường xuyên, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hy vọng Mamigo đã mang đến kiến thức bổ ích về căn bệnh thoái hóa khớp. Đừng quên chia sẻ cho người thân, bạn bè để họ biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhé.
Để biết thêm kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe hãy hãy gọi đến hotline/zalo: 0908.090.668 hoặc nhắn tin đến fanpage Mamigo Việt Nam tại Đây để được dược sĩ tư vấn miễn phí.