Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ giúp ổn định đường huyết

Nếu đã được chẩn đoán mắc tiểu đường hoặc có chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường hãy áp dụng ngay thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ dưới đây để kiểm soát đường huyết tốt hơn nhé.

Tiểu đường thai kỳ chỉ diễn ra trong quá trình mang thai. Bệnh sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé xong. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt đường huyết thì bạn sẽ có nguy cơ mắc phải tiểu đường tuýp 2. Trong bài viết dưới đây, Mamigo sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Giúp bạn có kiến thức về dinh dưỡng phòng ngừa và điều trị tiểu đường.

huyết áp tăng cao mẹ bầu

Mục lục

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ cần được xây dựng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều quan trọng là phải phù hợp với từng thời điểm trong ngày và thể trạng người bệnh sao cho đảm bảo nguồn năng lượng mà vẫn ổn định được đường huyết. 

1.1 Bữa sáng cho người tiểu đường thai kỳ

Bữa sáng là 1 trong 3 bữa ăn chính trong ngày nên người tiểu đường cần phải quan tâm. Thời điểm ăn sáng thích hợp là sau khi ngủ dậy từ 30-1 tiếng và nên ăn trước 8h sáng. 

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: 

  • Chất tinh bột: Bạn nên sử dụng tinh bột hấp thu chậm như bánh mì đen, ngũ cốc, khoai lang, ngô…
  • Chất đạm: Các thực phẩm giàu đạm nên ăn là ức gà, trứng, đậu phụ 
  • Chất xơ: Chất xơ từ các loại rau nhiều lá xanh rất tốt cho bà bầu và thai nhi như rau cải bó xôi, rau bắp cải, măng tây, bông cải xanh…
  • Chất béo: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất béo hơn so với người thường. Các loại chất béo như Omega 3, Omega 6, DHA… vừa tốt cho sức khỏe mẹ và góp phần vào sự phát triển của thai nhi. Các loại chất béo này có trong các loại hạt như cá hồi, óc chó, hạnh nhân,…

1.2 Bữa trưa cho người tiểu đường thai kỳ

Bữa trưa của người tiểu đường thai kỳ cũng cần đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Bạn nên ăn bữa trưa vào khoảng 11h30 – 12h00. 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Bữa trưa cho người tiểu đường thai kỳ

Để tính được lượng thức ăn chính xác cần trong 1 bữa thì bạn có thể áp dụng phương pháp chia đĩa thức ăn. 

Bạn cần 1 chiếc đĩa có đường kính khoảng 20-25cm. Sau đó chia đĩa thành 4 phần: 

  • 40% là nhóm chất xơ: rau cải, rau muống, su hào,…
  • 25% là nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng,…
  • 25% tinh bột: nên chọn cơm gạo lứt thay vì cơm trắng. Vì cơm gạo lứt giàu dinh dưỡng và có chỉ số GI thấp hơn cơm gạo trắng
  • 10% chất béo: có thể bổ sung chất béo từ lạc, dầu oliu, hạt hạnh nhân,… 

1.3 Bữa phụ cho người tiểu đường

Bữa phụ cho người tiểu đường thai kỳ
Bữa phụ cho người tiểu đường thai kỳ

Người tiểu đường thai kỳ nên có 1 bữa phụ trong ngày. Thời điểm nên ăn bữa phụ là 10h sáng, 16h chiều, 21h tối. Mục đích của bữa phụ là giúp người tiểu đường thai kỳ không bị đói và hạ đường huyết quá mức. Bữa phụ không nhất thiết phải đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và cũng không nên ăn quá nhiều. 

Vào bữa phụ, người tiểu đường thai kỳ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, có chỉ số đường huyết thấp. 

Một số thực phẩm bạn có thể thay đổi cho bữa phụ của mình là: 

  • Hoa quả ít đường: Chuối, bưởi, dưa hấu, kiwi,…
  • Sữa chua (lưu ý không ăn lúc đang đói) 
  • Sữa dành riêng cho người tiểu đường 
  • Các loại hạt

1.4 Bữa tối cho người tiểu đường thai kỳ

Bữa tối cho người tiểu đường thai kỳ cũng cần phải đủ nhóm 4 chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm lượng thức ăn so với bữa sáng, bữa trưa. 

Lưu ý, bữa tối bạn nên tiêu thụ các thực phẩm dễ tiêu hoá. Ví dụ, thay vì bổ sung chất đạm từ thịt lợn, thịt bò, bạn nên ăn cá, thịt gà, trứng…

Ngoài ra, nên ưu tiên cách chế biến hấp luộc thay vì chiên, xào để đảm bảo dinh dưỡng và không làm tăng chỉ số đường huyết. 

Xem thêm: 

2. Thực đơn 1 tuần cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

2.1 Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Thứ 2

2.1.1 Bữa sáng

  • Trứng luộc: 1 quả
  • Salad rau: 1 đĩa vừa 
  • Ngô: 1 bắp nhỏ

2.1.2 Bữa phụ

  • Bữa phụ sáng: 1 quả thanh long 
  • Bữa phụ chiều: 1 quả chuối, 5 hạt óc chó
  • Bữa phụ tối: 1 ly sữa 

2.1.3 Bữa trưa

  • Cơm gạo lứt: 1 chén 
  • Thịt lợn kho đậu: 200g 
  • Rau muống luộc: 1 đĩa nhỏ

2.1.4 Bữa tối

  • Cơm gạo lứt: 1 chén 
  • Ức gà nướng: 150g 
  • Canh rau cải nấu thịt nạc: 1 chén 

2.2 Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Thứ 3

2.2.1 Bữa sáng 

  • Bánh mì ngũ cốc: 1 ổ nhỏ
  • Trứng luộc: 1 quả
  • Dưa chuột: 1 quả 

=> Bạn có thể làm 3 nguyên liệu trên thành 1 ổ bánh mì kẹp trứng, dưa chuột

2.2.2 Bữa phụ

  • Bữa phụ sáng: 1 quả ổi
  • Bữa phụ chiều: 1 ly sữa
  • Bữa phụ tối: 100g dâu tây 

2.2.3 Bữa trưa

  • Cơm gạo lứt: 1 chén 
  • Thịt lợn luộc: 200g
  • Canh rau ngót nấu tôm

2.2.4 Bữa tối

  • Cơm gạo lứt: 1 chén 
  • Cá chép om dưa: 1 khúc
  • Canh rau dền nấu với ngao: 1 chén
Thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường thai kỳ
Thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

2.3 Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Thứ 4

2.3.1 Bữa sáng

  • Táo: 1 quả 
  • Đậu phụ: 2 tấm 

2.3.2 Bữa phụ

  • Bữa phụ sáng: 1 quả kiwi
  • Bữa phụ chiều: 1 quả chuối
  • Bữa phụ tối: 1 hộp sữa chua 

2.3.3 Bữa trưa

  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Tôm hấp: 200g
  • Lạc rang: 50g 
  • Súp lơ xào: 1 đĩa

2.3.4 Bữa tối

  • Cơm gạo lứt: 1 chén 
  • Trứng hấp thịt: ½ chén 
  • Salad rau xà lách và cà chua 

2.4 Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Thứ 5

2.4.1 Bữa sáng

Phở bò: 1 bát nhiều thịt, rau, ít bánh

2.4.2 Bữa phụ

  • Bữa phụ sáng: 1 chén nhỏ đu đủ chín
  • Bữa phụ chiều: bánh ngũ cốc nguyên hạt
  • Bữa phụ tối: 100g dưa hấu và 5 quả nho

2.4.3 Bữa trưa

  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Canh rau cải nấu thịt nạc: 1 chén
  • Đậu sốt cà chua: 200g

2.4.4 Bữa tối

  • Cơm gạo lứt: 1 chén 
  • Thịt gà luộc: 150g 
  • Canh cua nấu rau mồng tơi và rau đay: 1 chén
Thực đơn tiểu đường thai kỳ
Thực đơn tiểu đường thai kỳ

2.5 Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Thứ 6

2.5.1 Bữa sáng

Sữa chua ngâm yến mạch ăn cùng hoa quả

2.5.2 Bữa phụ

  • Bữa phụ sáng: 200g dưa hấu
  • Bữa phụ chiều: 1 cốc sữa 
  • Bữa phụ tối: 1 quả thành long 

2.5.3 Bữa trưa

  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Cá chép sốt cà chua: 1 khúc
  • Rau cải xoong nấu thịt: 1 chén 

2.5.4 Bữa tối

  • Cháo nấu tôm: 1 chén 
  • Salad rau và cà chua: 1 đĩa nhỏ 

2.6 Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Thứ 7

2.6.1 Bữa sáng

Sinh tố trái cây: bơ, thanh long, dứa

2.6.2 Bữa phụ

  • Bữa phụ sáng: 1 cốc sữa 
  • Bữa phụ chiều: 1 bát chè đỗ đen không đường
  • Bữa phụ tối: 1 quả ổi

2.6.3 Bữa trưa

  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Xương sườn hầm bí đao, cà rốt

2.6.4 Bữa tối

  • Miến nấu gà: 1 chén
  • Salad cà chua và rau xà lách

2.7 Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Chủ nhật

2.7.1 Bữa sáng

1 bát bún cá nhiều cá, rau, ít bún

2.7.2 Bữa phụ

  • Bữa phụ sáng: 10 quả dâu tây
  • Bữa phụ chiều: 1 ly sữa
  • Bữa phụ tối: 5 quả măng cụt

2.7.3 Bữa trưa

  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Thịt rang: 150g
  • Canh rau mồng tơi nấu cua: 1 chén

2.7.4 Bữa tối

  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Riêu cá: 1 khúc
  • Rau dền luộc

3. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

3.1 Da và nội tạng động vật

Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn da và nội tạng động vật.
Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn da và nội tạng động vật.

Loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất béo xấu gây hại cho sức khỏe. Không chỉ không tốt cho đường huyết, ăn da và nội tạng động vật có thể gây mỡ máu, làm trầm trọng thêm biến chứng. Bạn cần loại bỏ da và các loại nội tạng động vật ra khỏi thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

3.2 Thức ăn chế biến sẵn

Các loại thức ăn được chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích, dăm bông…. đều không tốt cho sức khỏe của người tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, chúng đều chứa chất bảo quản không tốt cho mẹ và thai nhi. Do vậy bạn không nên ăn các loại thực phẩm này nhé 

3.3 Thức ăn nhiều dầu mỡ

Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn đồ chiên rán
Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn đồ chiên rán

Người tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên chế biến bằng cách hấp, luộc… Các loại thức ăn như cá rán, gà rán, thịt xào… đều có thể khiến bạn đối mặt nguy cơ với biến chứng tim mạch. 

3.5 Thực phẩm nhiều đường

Người tiểu đường thai kỳ không nên ăn bánh, kẹo ngọt, đồ uống có ga. Bên cạnh đó, ưu tiên hoa quả tươi, không ăn hoa quả sấy. Những thực phẩm này sẽ làm chỉ số đường huyết tăng chóng mặt. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết bạn có thể sẽ bị biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và sức khỏe thai nhi. 

3.6 Bánh mì

Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn bánh mì trắng
Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn bánh mì trắng

Bánh mì, nhất là bánh mì trắng chứa rất nhiều carbohydrate. Hơn nữa, các carbohydrate này được chia nhỏ nên sẽ hấp nhanh khi ăn. Do vậy, khi ăn bánh mì đường huyết của bạn sẽ tăng lên đột ngột.

3.7 Mật ong

Mật ong có vị ngọt tự nhiên và chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sức khoẻ của chúng ta. Tuy nhiên, mật ong cũng chứa nhiều sucrose khi ăn vào sẽ làm đường huyết tăng nhanh và làm trầm trọng hơn các biến chứng. 

Nếu bạn muốn tăng thêm vị ngọt cho các món ăn, bạn có thể tham khảo các loại đường dành riêng cho người tiểu đường như đường Isomalt, đường cỏ ngọt,…. vào thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

3.8 Các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao

Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn cá thu, cá ngừ
Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn cá thu, cá ngừ

Các loại cá này là cá thu, cá ngừ, các tuyết…. Khi hấp thụ vào cơ thể, thuỷ ngân có thể làm ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh và sự phát triển của thai nhi 

3.9 Rau ngót

Rau ngót là loại rau rất giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, rau ngót là thực phẩm cần kiêng trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Trong rau ngót có chứa papaverin, một chất có tác dụng co thắt cổ tử cung. Co thắt tử cung có thể gây hậu quả nguy hiểm là làm mẹ khó chịu và có thể làm sảy thai. 

Ngoài rau ngót, các thực phẩm làm co thắt tử cung mẹ cần tránh là đu đủ xanh, dứa, chùm ngây, rau củ muối chua…

Tóm lại, bà bầu tiểu đường thai kỳ, ngoài kiêng ăn các thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh thì còn phải hạn chế loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. 

Ngoài chế độ dinh dưỡng thông thường, bạn nên bổ sung 2 ly Sữa non thảo dược Mamigo mỗi ngày vào thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường thai kỳ.

Sữa non thảo dược Mamigo
Sữa non thảo dược Mamigo

Sữa non thảo dược Mamigo bổ sung 40 dưỡng chất thiết yếu. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng, bữa phụ. Ngoài ra Mamigo còn bổ sung Đông trùng hạ thảo, Dây thìa canh chuẩn hoá, Sữa non nhập khẩu từ Mỹ, Yến sào. Đây đều là những thành phần tốt cho sức khoẻ bà bầu tiểu đường thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. 

Sữa non thảo dược Mamigo có tác dụng: 

  • Giúp ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn
  • Giảm các biến chứng của tiểu đường như: tê bì chân tay, đi tiểu đêm, mệt mỏi…
  • Giúp tăng cường sức khoẻ, ăn ngon, ngủ sâu 
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2

Lý do người tiểu đường thai kỳ nên dùng Sữa non thảo dược Mamigo:

  1. Mamigo là sữa non tiểu đường duy nhất trên thị trường có cơ chế hỗ trợ điều trị tiểu đường
  2. Sữa non cao cấp được nhập khẩu từ Mỹ 
  3. Sử dụng đường Isomalt, giúp đường huyết ổn định sau khi uống 
  4. Thương hiệu tiểu đường duy nhất được vinh danh “Thương hiệu mạnh, Sản phẩm, Dịch vụ chất lượng cao ASEAn 2022” 
  5. Mamigo đã được hàng ngàn người tiểu đường tin dùng, các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng 
Sữa non tiểu đường thảo dược Mamigo
Sữa non tiểu đường thảo dược Mamigo giúp hỗ trợ tiểu đường vượt trội

4. Kết luận

Tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi bạn sinh con xong. Tuy nhiên nó cũng có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 nếu bạn kiểm soát không tốt. Vì vậy, bạn nên áp dụng các quy tắc về dinh dưỡng, dùng thuốc và tập luyện thể thao để ổn định đường huyết, tránh các biến chứng. Hy vọng bài viết của Mamigo đã giúp bạn có thêm các lựa chọn về thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Để được chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe, người bệnh tiểu đường liên hệ:

  • Hotline: 0908.090.668
  • Nhắn tin qua Fanpage Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo – Sữa non chuẩn Hoa Kỳ.
ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia