Người mắc tiểu đường cần có một thực đơn khoa học để giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Thực tế cho thấy, mỗi người bệnh sẽ có 1 thực đơn khác nhau. Điều này dựa trên giai đoạn của bệnh, thể trạng cơ thể, mức độ vận động… Bài viết sau đây, Mamigo sẽ giúp bạn lên thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2.
Mục lục
1.Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2
Trong thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 thì về cơ bản sẽ không có thực phẩm nào là tuyệt đối không ăn được, mà chỉ một số loại có những hạn chế nhất định.
Thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tuy là phải giảm thiểu tối đa carbohydrate nhưng vẫn phải phối hợp đầy đủ ba thành phần chính là carbohydrate, lipid và protein, nhằm đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng và sản sinh năng lượng cho cơ thể, bên cạnh đó thực đơn bữa ăn càng đa dạng hóa thì càng có lợi cho người bệnh. Bệnh nhân nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, hạn chế muối.
Cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa) để tránh tăng đường huyết đột ngột, do khi ăn nhiều vào một lần thì sẽ khiến lượng đường huyết tăng đột ngột dẫn đến khó kiểm soát.
Tùy theo độ tuổi, giới tính, chế độ sinh hoạt, công việc cần tiêu tốn bao nhiêu năng lượng, từ đó chúng ta sẽ đưa ra thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 phù hợp nhất. Xoay quanh thực đơn đó vẫn sẽ là carbohydrate, lipid và protein.
2.Những lưu ý về thực đơn khi bị tiểu đường tuýp 2
– Hạn chế tối đa những món ăn chứa nhiều tinh bột. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 chỉ được hấp thụ khoảng 50% lượng tinh bột so với người bình thường
– Trứng cũng là một món ăn chỉ nên ăn 2 lần trong 1 tuần. Tránh các loại thực phẩm ông lạnh, các loại đồ ăn nhanh không rõ nguồn gốc.
– Nên ăn các món ăn với phương pháp chế biến đơn giản như luộc, hấp, tránh hầm nhừ đồ ăn và đặc biệt phải tránh những đồ ăn chiên nhiều qua dầu
– Tránh những đồ ăn nguồn gốc từ nội tạng động vật như: pate, tiết canh…
– Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên ăn thịt lạc, ca để bổ sung chất đạm
– Bổ xung nhiều thực phẩm chất xơ và vitamin. Nên chọn trái cây ít đường như dưa lưới, dâu tây, cam, dưa lưới, táo, lê…Tránh các loại nhiều đường như nho, xoài, dưa hấu, anh đào…
– Nghiên cứu đưa ra rằng ăn nhạt sẽ tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Mỗi ngày nên ăn dưới 6g muối. Hạn chế ăn mặn.
– Tránh các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
3.Thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 trong 1 tuần
Dưới đây Mamigo sẽ xây dựng thực đơn khi bị tiểu đường tuýp 2 một cách chi tiết nhất cho bạn:
3.1 Thứ 2
3.1.1 Bữa sáng
- Bánh mì: 1 lát
- Trứng gà ốp: 1 quả nhỏ
- Dưa chuột 150g
- Dầu ăn 5g
3.1.2 Bữa phụ
- Bữa phụ sáng: Sữa tươi không đường: 200ml
- Bữa phụ chiều: Táo: 200g.
- Bữa phụ tối: Sữa tươi không đường tách béo: 200ml.
3.1.3 Bữa trưa
- Cơm trắng: 1 lưng bát con
- Thịt lườn gà: 100g
- Súp lơ xanh: 200g
- Dầu ăn: 10g
3.1.4 Bữa tối
- Cơm gạo nứt: 1 bát con (40g)
- Cá thu sốt cà chua: 150g
- Rau củ luộc: 200g
3.2 Thứ 3
3.2.1 Bữa sáng
- Cháo gạo lứt + đậu đỏ: 1 bát con 200ml.
3.2.2 Bữa phụ
- Bữa phụ sáng: Sữa chua không đường: 100ml.
- Bữa phụ chiều: Táo: 200g.
- Bữa phụ tối: Sữa dành cho người đái tháo đường: 200ml.
3.2.3 Bữa trưa
- Cơm gạo lứt cá hồi hấp xì dầu + canh cải bó xôi nấu tôm.
- Cá hồi: 100g.
- Xì dầu: 10ml.
- Dầu ăn: 10g
- Cải bó xôi: 200g.
- Tôm nõn: 10g.
3.2.4 Bữa tối
- Cơm gạo nứt: 1 bát con (40g)
- Thịt lợn thăn rim: 70g.
- Rau củ luộc thập cẩm: 200g (bí xanh, cà rốt, su hào, súp lơ xanh)
3.3 Thứ 4
3.3.1 Bữa sáng
- Khoai lang hấp: 100g.
- Trứng gà luộc:
- Cam 1 quả
3.3.2 Bữa phụ
- Bữa phụ sáng: Sữa tươi không đường: 200ml
- Bữa phụ chiều: Thanh long 200g
- Bữa phụ tối: Sữa đậu lành không đường 200ml
3.3.3 Bữa trưa
- Miến xào thịt lườn gà + rau củ thập cẩm: 130g
- Cà chua: 100g
- Dầu ăn: 10g
3.3.4 Bữa tối
- Cơm gạo nứt: 1 bát con (40g)
- Đậu phụ + thịt viên rán + củ cải luộc: 300g
3.4 Thứ 5
3.4.1 Bữa sáng
- Bánh mì: 1 lát
- Trứng gà ốp: 1 quả nhỏ
- Dưa chuột 150g
- Dầu ăn 5g
3.4.2 Bữa phụ
- Bữa phụ sáng: Sữa tươi không đường: 200ml
- Bữa phụ chiều: Táo: 200g.
- Bữa phụ tối: Sữa tươi không đường tách béo: 200ml.
3.4.3 Bữa trưa
- Cơm trắng: 1 lưng bát con
- Thịt lườn gà: 100g
- Súp lơ xanh: 200g
- Dầu ăn: 10g
3.4.4 Bữa tối
- Cơm gạo nứt: 1 bát con (40g)
- Cá thu sốt cà chua: 150g
- Rau củ luộc: 200g
3.5 Thứ 6
3.5.1 Bữa sáng
Cháo gạo lứt + đậu đỏ: 1 bát con 200ml.
3.5.2 Bữa phụ
- Bữa phụ sáng: Sữa chua không đường: 100ml.
- Bữa phụ chiều: Táo: 200g.
- Bữa phụ tối: Sữa dành cho người đái tháo đường: 200ml.
3.5.3 Bữa trưa
- Cơm gạo lứt cá hồi hấp xì dầu + canh cải bó xôi nấu tôm.
- Cá hồi: 100g.
- Xì dầu: 10ml.
- Dầu ăn: 10g
- Cải bó xôi: 200g.
- Tôm nõn: 10g.
3.5.4 Bữa tối
- Cơm gạo nứt: 1 bát con (40g)
- Thịt lợn thăn rim: 70g.
- Rau củ luộc thập cẩm: 200g (bí xanh, cà rốt, su hào, súp lơ xanh)
3.6 Thứ 7
3.6.1 Bữa sáng
- Khoai lang hấp: 100g.
- Trứng gà luộc:
- Cam 1 quả
3.6.2 Bữa phụ
- Bữa phụ sáng: Sữa tươi không đường: 200ml
- Bữa phụ chiều: Thanh long 200g
- Bữa phụ tối: Sữa đậu lành không đường 200ml
3.6.3 Bữa trưa
- Miến xào thịt lườn gà + rau củ thập cẩm: 130g
- Cà chua: 100g
- Dầu ăn: 10g
3.6.4 Bữa tối
- Cơm gạo nứt: 1 bát con (40g)
- Đậu phụ + thịt viên rán + củ cải luộc: 300g
3.7 Chủ nhật
3.7.1 Bữa sáng
- Bánh mì gối 1 lát
- Trứng gà ốp 1 quả
- Cam 1 quả
3.7.2 Bữa phụ
- Bữa phụ sáng: Sữa đậu lành không đường 200ml
- Bữa phụ chiều: Ổi 200g
- Bữa phụ tối: Sữa tươi không đường: 200ml
3.7.3 Bữa trưa
- Cơm gạo nứt 40g
- Cà chua: 100g
- Dầu ăn: 10g
3.7.4 Bữa tối
- Cơm gạo nứt: 1 bát con (40g)
- Đậu phụ + thịt viên rán + củ cải luộc: 300g
4. Kết luận
Bên trên là những lưu ý và thực đơn chi tiết cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Hi vọng với chế độ dinh dưỡng này bệnh nhân có thể dhung sống hòa hợp với tiểu đường tuýp 2 một cách tốt nhất.