Người tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn cho người tiểu đường đơn giản và hiệu quả

Với mong muốn góp phần sử dụng chế độ ăn để phòng bệnh đái tháo đường hoặc làm chậm lại thời gian phải dùng thuốc ở những người có chỉ số đường huyết cao, bài viết sẽ hướng dẫn một số nguyên tắc trong ăn uống và quy đổi để người bệnh có thể áp dụng cho bữa ăn trong gia đình một cách đơn giản và hiệu quả.

cac loai hat cho nguoi tieu duong

Người bệnh tiểu đường hãy ngừng tin phải uống thuốc suốt đời. Vì chế độ dinh dưỡng khoa học mới là xương sống trong việc ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Khi nhắc đến bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chúng không đa dạng và kém hấp dẫn. Bởi người tiểu đường thường phải hạn chế nhiều loại thực phẩm, món ăn khác nhau. Tuy nhiên, nếu biết cách phối hợp và chế biến đúng, người bệnh có thể thêm màu sắc cho bữa ăn hàng ngày của mình mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị. Bài viết sau sẽ gợi ý thực đơn cho người tiểu đường giúp điều hòa đường huyết và ngừa biến chứng.

1. Vì sao cần xây dựng thực đơn cho người tiểu đường?

Người bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu hụt insulin, làm quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn, được được tích trữ thay vì chuyển thành năng lượng hoạt động cho cơ thể.

Vai trò của Insulin
Vai trò của Insulin

Trên thực tế, cơ thể chúng ta luôn cần năng lượng và đường để duy trì hoạt động thường ngày và chuyển hóa các chất.

Năng lượng đó đến từ lượng đường nạp vào hàng ngày. Khẩu phần ăn cắt bỏ hoàn toàn đường khiến cơ thể mệt mỏi, chuyển hóa bị ngưng trệ, thậm chí là hôn mê.

Do đó người bệnh tiểu đường cần lực chọn cho mình chế độ ăn khoa học, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa ổn định đường huyết.

Thông thường chúng ta định lượng đường nạp vào hàng ngày thông qua chỉ số (GI), từ đó nạp vào cơ thể mức năng lượng vừa đủ cho chuyển hóa hàng ngày.

Ăn uống hợp lý góp phần tich cực vào quá trình điều trị
Ăn uống hợp lý góp phần tich cực vào quá trình điều trị

2. Cách món ăn tốt cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Sau đây là các loại thực phẩm nên ăn tương ứng với từng nhóm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

3. Người tiểu đường nên kiêng gì? 

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Tránh xa thức ăn nhanh, đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Thức ăn nhanh khiến đường huyết tăng đột ngột
Thức ăn nhanh khiến đường huyết tăng đột ngột

4. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

4.1 Xác định thực đơn hợp lý cho người tiểu đường

Xác định cân nặng nên có:

  • Cân nặng nên có ở NAM = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22
  • Cân nặng nên có ở NỮ = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 21

Đây là mức cân nặng tối đa nên có để đề phòng nguy cơ khi tăng hoặc giảm cân không mong muốn sẽ đưa cơ thể vào tình trạng thừa cân, béo phì, hoặc suy dinh dưỡng.

Xác định nhu cầu năng lượng:

  • Nằm tại giường: 25kcal x CNNC
  • Lao động nhẹ: 30kcal x CNNC
  • Lao động trung bình: 35kcal x CNNC
  • Lao động nặng: 40kcal x CNNC

Đối với cán bộ công chức làm ở việc văn phòng nên chọn ở ngưỡng lao động nhẹ.

4.2 Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường phải đảm bảo nguyên tắc cốt lõi là cân bằng giữa mục tiêu về đường huyết và mục tiêu về dinh dưỡng. Bởi việc thiếu dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng của người bệnh và khiến người bệnh dễ bị biến chứng hơn.

4 nhóm thực phẩm cần có trong mỗi bữa ăn
4 nhóm thực phẩm cần có trong mỗi bữa ăn

Thực đơn cho người tiểu đường mỗi ngày phải đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản: chất bột; chất đạm; chất béo; vitamin khoáng chất và chất xơ. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỉ lệ các giữa các thành phần trong bữa ăn của người bệnh được xác định như sau sẽ rất tốt trong điều trị bênh:

  • Chất bột (Gluxit): 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường.
  • Protein: 1-1,2kg/ngày với người lớn, tương đương với 15-20% khẩu phần ăn.
  • Chất béo (Lipit): 25% tổng số năng lượng phần ăn, không nên vượt quá 30%, hạn chế các chất béo bão hòa.

Dược sĩ Tư vấn Miễn phí

5. Thực đơn mẫu cho người bệnh tiểu đường 

5.1 Thực đơn bữa sáng cho người bệnh tiểu đường

Không nên bỏ bữa sáng, vì bữa sáng đối với người tiểu đường rất quan trọng, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong ngày. Thực đơn dành cho người tiểu đường trong bữa sáng cần phải cân bằng dinh dưỡng:

  • ½ khẩu phần tinh bột
  • ¼ hoa quả
  • ¼ protein.

Người tiểu đường có thể uống cà phê hay một ly sữa không đường kèm với 2 lát bánh mì nướng. Hoặc lựa chọn uống ½ chén các loại đậu rang đã xay thành bột. Các loại đậu rất tốt cho người tiểu đường. Người tiểu đường có thể thay đổi bữa sáng bằng một tô nhỏ bún hoặc phở.

5.2 Thực đơn bữa trưa cho người bệnh tiểu đường

Bữa trưa trong thực đơn dành cho người tiểu đường nên gồm:

  • ½ rau xanh không chứa tinh bột
  • ¼ khẩu phần tinh bột
  • ¼ protein.

Các loại rau xanh khuyến khích nên bổ sung như xà lách, cà chua, đậu đen, ngô, ớt đỏ. Bổ sung protein thì nên ăn thịt nạc thăn hoặc thịt gà nhưng phải bỏ da. Có thể lựa chọn ăn cơm, ngũ cốc, bánh mì kèm salad rau. Thay đổi bữa với thịt gà, trứng luộc, cá… Người tiểu đường có thể tráng miệng bằng bưởi đỏ, táo, kiwi,…

5.3 Thực đơn ăn bữa tối cho người bệnh tiểu đường

Thực đơn bữa tối dành cho người tiểu đường cũng tương tự khẩu phần bữa trưa:

  • ½ rau xanh không chứa tinh bột
  • ¼ khẩu phần tinh bột
  • ¼ protein

Nguồn protein nên dùng vào buổi tối có thể lựa chọn như cá hồi, cá trích, cá ngừ, đậu phụ,…Rau xanh có thể lựa chọn bông cải xanh, đậu hà lan, cà chua,… Đậu phụ sốt cà chua là một món dễ làm và tốt cho người tiểu đường

5.4 Bữa ăn nhẹ cho người bệnh tiểu đường

Ngoài những bữa ăn chính thì người tiểu đường phải thêm 2-3 các bữa ăn nhẹ. Người tiểu đường nên hạn chế các đồ ăn nhẹ chứa nhiều chất carbohydrate. Có thể lựa chọn trái cây cho bữa ăn nhẹ hoặc các loại đồ ăn vặt như đậu phộng, bơ hạnh nhân, óc chó không đường, hạt bí ngô. Không nên ăn các thực phẩm đóng gói, chứa nhiều chất béo và gelatin.

Các loại hạt là đồ ăn vặt lý tưởng vì chúng rất giàu dinh dưỡng
Các loại hạt là đồ ăn vặt lý tưởng vì chúng rất giàu dinh dưỡng

Gợi ý thực đơn cho người bệnh tiểu đường: 

Buổi Sáng (6-7h)Sáng (9h-10h)Trưa (11h-12h)Chiều (15h)Tối (17-18h) 
Thứ 2Phở gà

 

3 múi bưởiMột chén cơm

Canh bí đỏ nấu thịt

Thịt chưng trứng, nấm mèo

Dưa hấu, dưa leo, cà chua

1 cái bánh flan nhỏ1 chén cơm

Thịt kho đậu hũ

Dưa cải

3 quả táo ta

Thứ 36 viên há cảoNửa quả lê1 chén cơmCanh cá hồi

Thịt kho trứng

Rau muống luộc

1 cái bánh flan (không đường) nhỏ1 chén cơm

Canh cải xoong nấu tôm

Thịt kho đậu

Dưa cải

3 quả táo ta

Thứ 4Bánh cuốnNho1 chén cơm

Canh bầu tôm

Xíu mại

Rau càng cua trộn dầu giấm

1 miếng dưa hấu nhỏ1 chén cơm

Canh cải xanh nấu thịt

Gà nấu nấm

1-2 miếng thanh long

Thứ 5Bánh mì cá1 quả hồng xiêmBún mọc1 cái bánh su kemNửa bắp ngô luộc1 chén cơm

Canh bắp cải nấu thịt

Cá hú kho

Rau lang luộc

Thứ 61 tô hoành thánhnửa quả vú sữa1 chén cơm

Canh cua nấu rau dền, mồng tơi

Đậu que luộc

1 hộp sữa chua ít đường (hoặc) không đường1 chén cơm

Canh bí đao nấu thịt nạc

Khổ hoa xào trứng

Nửa quả táo

Thứ 71 bát bún cá1 miếng dứaHủ tiếu bò kho1 miếng dưa hấu1 chén cơm

Canh đậu hũ hẹ thịt

Mực nhồi thịt sốt cà

Súp lơ xào tỏi

Chủ nhật1 tô cháonửa quả ổi1 bát mì quảng3 quả măng cụt vừa1 bát cơm

Canh khổ qua hầm

Cá chép chưng tương

6. Một số nguyên tắc khi ăn người bệnh tiểu đường nên nhớ

6.1 Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Người bệnh tiểu đường nên chia thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh ăn nhiều vào một bữa vì rất dễ tăng đường huyết đột ngột.

Nghiên cứu cũng chỉ ra khi ăn nhiều bữa hơn, mức cholesterol và insulin trong cơ thể cũng được cải thiện theo chiều hướng tốt. Ăn nhiều bữa ăn nhỏ có thể giảm đường trong máu, cảm giác đói và giúp người bệnh từ bỏ những bữa ăn vặt.

6.2 Thứ tự ăn đúng cho người bệnh tiểu đường 

Trong một mâm cơm, người tiểu đường nên ăn rau và canh trước, sau đó mới ăn đến cơm và thức ăn. Đó là mẹo ăn uống gối đầu giường mà bất kỳ người tiểu đường nào cũng cần thuộc nằm lòng.

Ăn đúng thứ tự giúp giảm hấp thu đường vào cơ thể
Ăn đúng thứ tự giúp giảm hấp thu đường vào cơ thể

Theo các chuyên gia y tế, chất xơ có trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Chất xơ còn là chất mà cơ thể không thể tiêu hóa, ruột mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn và chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Bên cạnh đó, rau có hàm lượng chất xơ cao nhưng thường có lượng calo thấp hơn các thực phẩm khác. Tuy nhiên não bộ lại đánh giá mức độ no dựa trên lượng thức ăn thực tế mà chúng ta tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là chúng ta có xu hướng giảm tiêu thụ các loại thức ăn mà chúng ta ăn sau khi ăn rau.

6.3 Vận động sau mỗi bữa ăn 

Chạy bộ
Chạy bộ

Ông bà ta có câu “Đi bộ cho tiêu cơm”. Khoa học hiện đại cũng ủng hộ việc đi dạo sau khi ăn, đặc biệt với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Trong đó, các nhà khoa học phát hiện đi bộ 15 phút sau khi ăn có mức đường huyết thấp hơn.

Nghiên cứu này cũng so sánh và chỉ ra đi bộ sau khi ăn hiệu quả hơn gấp 3 lần so với đi bộ vào giữa buổi sáng hoặc cuối buổi chiều. Theo đó, mức đường huyết của những người đi bộ 15 phút sau khi ăn thấp hơn so với người đi bộ 45 phút ở các thời điểm còn lại.

Đứng dậy và đi dạo sau bữa ăn tốt cho sức khỏe. Vì các cơ bắp mà chúng ta sử dụng để đi bộ lấy glucose làm năng lượng, kéo nó ra khỏi máu và giúp giảm lượng glucose còn lại.

Các bài tập tốt nhất sau khi ăn là đi bộ, đạp xe hoặc những bài tập có cường độ tương tự.

7. Mamigo Diabetes Platinum – dinh dưỡng chuyên biệt giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng

Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo là sản phẩm dành cho người bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và tiểu đường thai kỳ, cung cấp bữa ăn dinh dưỡng chuyên biệt không làm tăng đường huyết khi ăn.

Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo Diabetes Platinum
Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo Diabetes Platinum

Mamigo Diabetes Platinum chứa 40 chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm:

Nhóm Vitamin: Vitamin A, Vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin K.. tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, giảm khả năng viêm nhiễm – nguyên nhân dẫn đến biến chứng tim mạch ở người tiểu đường, béo phì.

Nhóm chất béo: Các axit béo không no như MUFA, PUFA, MCT, Omega 6… giúp tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời không làm tích tụ mỡ thừa, lipid máu, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Nhóm khoáng chất: Bao gồm selen, kẽm, crom, sắt… đóng vai trò quan trọng trong tăng cường chuyển hóa các chất, trong đó có chuyển hóa cholesterol.

Bổ sung chất xơ FOS giúp tăng hấp thu, ngừa táo bón. Canxi, Vitamin D giúp tăng cường sức khỏe xương, chống loãng xương.

Đặc biệt, Mamigo Diabetes Platinum phối hợp hoàn hảo các thành phần điều trị tiểu đường kinh điển là Đông trùng hạ thảo; Dây thìa canh, Sữa non Mỹ.

  • Đông trùng hạ thảo có tác dụng thay thế insulin gia tăng chuyển hóa glucose thành năng lượng, thúc đẩy chuyển hóa đường và ổn định đường huyết. Đồng thời Đông trùng hạ thảo còn ức chế cholesterol và triglyceride toàn phần trong máu, giảm mỡ máu, giảm dấu hiệu ở vùng đồi thị của não. Từ đó ngăn ngừa biến chứng lên thận, gan, tim mạch, thần kinh.
Cơ chế tác động của Đông trùng hạ thảo trong Mamigo Diabetes Platinum với bệnh tiểu đường
Cơ chế tác động của Đông trùng hạ thảo trong Mamigo Diabetes Platinum với bệnh tiểu đường
  • Dây thìa canh: hạ đường huyết an toàn với cơ chế tác động kép 4 trong 1: Ức chế tạo glucose ở ruột; Ngăn chặn hấp thụ đường ở ruột; Ngăn chặn chuyển glycogen thành glucose; Tái tạo tăng sinh tế bào Beta ở đảo tụy. Từ đó giúp thiết lập cơ chế ổn định đường huyết tự nhiên ở cơ thể.
Cơ chế tác động của Dây thìa canh trong Mamigo Diabetes Platinum với bệnh tiểu đường
Cơ chế tác động của Dây thìa canh trong Mamigo Diabetes Platinum với bệnh tiểu đường
  • Sữa non từ tập đoàn APS BioGroup Mỹ: Sữa non bò đã đạt chứng nhận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Với hàm lượng kháng thể và dinh dưỡng cao hơn hẳn các loại sữa non khác, sữa non APS giúp tăng cường sức khỏe và tăng sức đề kháng hiệu quả hơn.
Trang trại chăn nuôi bò sữa hữu cơ 100% tại Mỹ
Trang trại chăn nuôi bò sữa hữu cơ 100% tại Mỹ

Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo Diabetes Platinum sử dụng bột đường Isomalt với độ ngọt bằng 1 nửa đường thông thường và không làm tăng đường huyết.

Mamigo Diabetes Platinum cung cấp bữa ăn dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể dùng để thay thế bữa ăn phụ hoặc bữa ăn chính để ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.

Việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt vào thực đơn cho người tiểu đường hàng ngày sẽ giúp quá trình điều trị bằng thuốc nhanh và hiệu quả hơn.

Giao hàng miễn phí – Thanh toán tận nơi

Banner website 750 x 784

8. Kết luận 

Biết nguyên tắc xây dựng bữa ăn khoa học, người bệnh tiểu đường sẽ thấy ăn uống không còn là nỗi sợ. Hy vọng qua bài viết này, mỗi người biết mình nên ăn gì và cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với bản thân.

Để được chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe, người bệnh tiểu đường liên hệ:

  • Hotline: 0908.090.668 
  • Truy cập website: Mamigo
  • Nhắn tin qua Fanpage Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo – Sữa non chuẩn Hoa Kỳ tại Đây
ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia