Bệnh tiểu đường ngày càng có dấu hiệu trẻ hoá. Người ta thường nghĩ, chỉ có người cao tuổi mới bị tiểu đường. Nhưng ngày nay, ngay cả trẻ em, trẻ sơ sinh cũng mắc căn bệnh mạn tính này. Bệnh tiểu đường với các biến chứng nguy hiểm sẽ là nguy cơ lớn với sức khỏe của trẻ em. Bài viết sau đây, Mamigo sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về bệnh tiểu đường ở trẻ em.


Mục lục
1. Bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì?
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá. Khi bị tiểu đường, cơ thể sẽ không thể chuyển hoá đường thành năng lượng khiến lượng đường trong máu luôn cao. Nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, người tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, suy tim, suy thận, mù loà….
Bệnh tiểu đường ở trẻ em (hay còn gọi là: bệnh đái tháo đường trẻ em) thường là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.


Tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em thường do di truyền từ bố mẹ. Đây là tình trạng khiếm khuyết insulin bẩm sinh. Do vậy, người tiểu đường tuýp 1 phải điều trị bằng cách tiêm insulin suốt đời.
Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em thường là do béo phì, trẻ có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt kém khoa học. Trường hợp này tương tự như ở người trưởng thành bị tiểu đường tuýp 2. Các yếu tố dinh dưỡng, sinh hoạt tác động đến cơ thể, làm insulin hoạt động kém hiệu quả và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tiểu đường ở trẻ em có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
2. Trẻ em có bị tiểu đường không?
Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Tỉ lệ trẻ bị tiểu đường thường là tiểu đường tuýp 1. Theo thống kê, độ tuổi trẻ em bị tiểu đường thường là 5-7 tuổi. Đây là tình trạng đáng báo động bệnh tiểu đường đang có dấu hiệu trẻ hoá
2. Nguyên nhân tiểu đường ở trẻ em
2.1 Tiểu đường tuýp 1


Ở trẻ em bị tiểu đường tuýp 1, tác nhân gây ra tình trạng khiếm khuyết insulin là do hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy tuyến tụy, làm tuyến tụy không thể tiết đủ insulin.
Yếu tố gia đình cũng ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Trong gia đình, tỉ lệ di truyền bệnh tiểu đường là 30%. Tức là nếu bố mẹ có tiền sử bị tiểu đường tuýp 1 thì 30% con đẻ ra cũng bị tiểu đường tuýp 1.
Tuy nhiên, gen không phải là một yếu tố quan trọng quyết định xem trẻ có bị tiểu đường hay không. Nó còn phụ thuộc vào gen bố, gen mẹ, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng…
2.2 Tiểu đường tuýp 2


Như Mamigo đã đề cập ở trên, bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em là do chế độ dinh dưỡng và nếp sinh hoạt kém khoa học. Cuộc sống hiện đại ngày nay, trẻ em ăn nhiều thức ăn chiên rán, lười vận động nên tỷ lệ trẻ mắc tiểu đường tuýp 2 cũng cao hơn.
3. Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em
3.1 Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiểu đường
Để nhận biết các dấu hiệu tiểu đường ở trẻ sơ sinh đòi hỏi các mẹ phải quan tâm và quan sát con mình thường xuyên. Các bé còn quá nhỏ để nhận ra được các dấu hiệu khác thường.


Dưới đây là 1 số dấu hiệu điển hình ở trẻ sơ sinh bị tiểu đường:
- Trẻ bú nhiều, uống nhiều nước
- Trẻ đi tiểu nhiều
- Trẻ dễ cáu gắt, mệt mỏi
- Trẻ hay khóc đòi ăn
- Trẻ ngủ nhiều hơn
- Trẻ lơ mơ, thở nhanh
- …
3.2 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Trẻ em mắc tiểu đường tuýp 2 cũng có những triệu chứng tương tự như người lớn bị tiểu đường. Tuy nhiên các dấu hiệu này thường không rõ ràng và dễ bị bỏ qua do giống với các bệnh lý khác nên các bạn cần chú ý nhé.
- Uống nhiều nước, ăn khoẻ
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi, cảm xúc thất thường
- Da xuất hiện tình trạng mẩn ngứa
- …


Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em dễ bị mẹ Việt bỏ qua
4. Chỉ số đường huyết của trẻ em bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số đường huyết là chỉ số thể hiện nồng độ đường trong máu được tính bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL. Bằng cách biết chỉ số đường huyết của trẻ bạn có thể giúp trẻ kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn
4.1 Chỉ số đường huyết ở trẻ sơ sinh, trẻ em trước khi đi ngủ


4.2 Chỉ số đường huyết ở trẻ sơ sinh, trẻ em lúc đói
Chỉ số đường huyết khi đói thường được đo vào lúc trước khi ăn sáng.


4.3 Chỉ số đường huyết ở trẻ sơ sinh, trẻ em sau khi ăn
Chỉ số đường huyết sau khi ăn thường được đo vào thời điểm 1-2 giờ sau bữa ăn sáng


5. Bệnh tiểu đường ở trẻ em có chữa được không?
Cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra được cách chữa khỏi bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp hiện đại giúp chúng ta kiểm soát bệnh hiệu quả hơn, tránh nguy cơ gặp phải 1 số biến chứng nguy hiểm.
5.1 Cách chữa trị bệnh tiểu đường ở trẻ em
Để chữa bệnh tiểu đường, phụ huynh nhất định phải có sự chẩn đoán và tham khảo từ bác sĩ.
Với trẻ bị tiểu đường tuýp 1, trẻ buộc phải điều trị bằng cách tiêm insulin suốt đời. Liều lượng insulin, thời gian tiêm các mẹ cần đến bệnh viện và làm theo chỉ định của bác sĩ nhé.


Đối với trẻ mắc tiểu đường tuýp 2, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu trẻ mắc tiểu đường ở giai đoạn đầu thì có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, cho trẻ vận động thường xuyên để giữ lượng đường máu luôn ổn định. Nếu chỉ số đường huyết của trẻ ở ngưỡng cao, trẻ cần phải dùng thuốc tây để hạ đường huyết.
5.2 Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể ngăn ngừa được. Bệnh tiểu đường tuýp 1 được quy định do gen. Song cha mẹ vẫn có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường ở con bằng cách thay đổi lối sống, dinh dưỡng.
Tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 ở trẻ có thể được phòng ngừa bằng cách:
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu trẻ thừa cân.
- Cho trẻ vận động hàng ngày
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, hạn chế bánh kẹo và thực phẩm chiên rán


Ngoài ra, để tầm soát tiểu đường ở trẻ em, bố mẹ nên cho con đi khám định kỳ tại các bệnh viện. Thăm khám, chẩn đoán tiểu đường sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm. Điều này rất quan trọng vì nó giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn.
Chi tiết về bệnh tiểu đường ở trẻ em, các bạn xem ở video dưới đây nhé:
Nếu còn thắc mắc gì về bệnh tiểu đường ở trẻ em, bạn hãy gọi vào số Hotline/Zalo: 0867.038.186 hoặc 0961.138.068