Người ta có câu “sáng ăn cho mình, tối ăn cho kẻ thù”. Bữa sáng là bữa quan trọng nhất. Đặc biệt người bệnh tiểu đường không nên bỏ bữa sáng. Ăn đủ chất vào bữa sáng giúp ổn định đường huyết và góp phần tích cực vào quá trình điều trị. Bữa sáng cho người tiểu đường gồm những gì? Cùng đọc bài viết sau đây nhé.
Mục lục
1. Vì sao bữa sáng cho người tiểu đường lại quan trọng
Theo báo Khoa học Đời sống, bữa sáng có vai trò cung cấp từ 25-30% năng lượng cho cả ngày hoạt động. Ví dụ: năng lượng cần thiết cho hoạt động cả ngày của 1 người là 2000 calo thì bữa sáng nên ăn từ 500-600 calo.
Người bệnh tiểu đường còn thường xuyên bị hạ đường huyết về đêm. Hạ đường huyết ban đêm là tình trạng đường trong máu giảm xuống mức thấp (dưới 3,9mmol/l – 72 mg/dl) vào khoảng 1 – 3 giờ sáng. Đa phần bệnh nhân không biết mình bị hạ đường huyết vì đang ngủ, không nhận thức rõ được các triệu chứng. Hạ đường huyết ban đêm gây nên nhiều biến chứng như: mất ngủ, nhức đầu, động kinh, thậm chí tử vong. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do ăn tối quá sớm. Do vậy, nếu không kịp thời bổ sung năng lượng từ bữa sáng thì người bệnh tiểu đường có thể mệt lả và phải nhập viện.
Một lý do nữa giải thích cho việc bữa sáng quan trọng với người tiểu đường là khoảng cách từ bữa tối hôm trước đến bữa trưa hôm sau rất xa. Nếu không ăn vào buổi sáng, người bệnh có thể bị hạ đường huyết, cơ thể mệt mỏi, bủn rủn chân tay. Sau đó, đường huyết có thể tăng trở lại đột ngột khi người bệnh ăn bữa trưa.
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường
Bản thân bữa sáng của người Việt hiện đang chứa rất nhiều tinh bột. Một bát phở, một tô bún, một bát miến hay 1 gói xôi vừa tính trung bình có khoảng 50 – 70 gr đường. Trong khi đó, lượng rau hay thịt (chất đạm, chất béo) ăn kèm để làm chậm quá trình tiêu hóa đường lại không nhiều. Nếu không chú ý điều chỉnh thực đơn này, nguy cơ bị tăng đường huyết sẽ rất cao.
Bữa sáng cho người tiểu đường nên bám sát vào nguyên tắc: ăn đủ 4 nhóm tinh bột; chất đạm; chất béo; vitamin, khoáng chất và chất xơ. Cần ăn ít tinh bột nhưng tăng chất xơ, chất đạm và chất béo. Cách ăn này đã được chứng minh giúp giảm lượng đường trong máu và đưa cân nặng về mức khỏe mạnh.
Ví dụ: Người bình thường ăn 1 bát phở, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 1/3 hoặc 1/2 bát phở đó. Thay vào đó nên tăng lượng thịt lên gấp 2, 3 lần và ăn kèm rau xanh, 1 quả quýt. Tính nhanh 1/3 – 1/2 bát phở bò chứa 20 – 30 gr đường, 1 quả quýt chứa 8,6 gr đường. Tổng lại là 28.6 – 38.6 gr đường, ít hơn nhiều so với 1 bát phở bò, 1 suất xôi hay bánh cuốn mà vẫn đủ dinh dưỡng và không làm tăng đường huyết.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường không nên ăn mặn. Bởi bản thân tiểu đường đã làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ). Nếu cộng thêm việc ăn mặn sẽ khiến rủi ro này tăng cao.
Xem thêm:
Người tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn cho người tiểu đường đơn giản và hiệu quả
3. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng để giảm đường huyết
Bệnh nhân có thể ăn sáng theo sở thích, miễn là áp dụng đúng quy tắc trên. Nếu thấy bí trong việc lựa chọn, người bệnh có thể tham khảo một số món ăn sau.
3.1 Bột yến mạch trộn sữa và trái cây
Yến mạch là thực phẩm tốt cho người tiểu đường vì chỉ số GI thấp và chứa nhiều chất xơ. Do đó, ăn yến mạch giúp người bệnh no lâu và ít bị tăng đường máu sau ăn.
Người bệnh tiểu đường có thể trộn yến mạch với sữa tươi hoặc sữa chua. Kết hợp cùng các loại quả mọng nước, ít calo như cam, bưởi, dâu tây. Lưu ý chọn sữa tươi, sữa chua không đường.
Bên cạnh đó, có thể cho thêm vài hạt óc chó hoặc hạt điều hoặc lạc để bổ sung chất béo tốt.
Người bệnh tiểu đường cũng có thể nấu cháo yến mạch với tôm, trứng, ức gà…
3.2 Salad rau củ với trứng
Salad là bữa sáng cho người tiểu đường lý tưởng. Ăn nhiều chất xơ buổi sáng giúp người bệnh no lâu, tránh thèm ăn vặt. Trong rau, củ, quả vẫn có thành phần bột đường nên người bệnh không cần ăn thêm cơm.
Thêm 1-2 quả trứng luộc cắt lát hoặc 1 phần ức gà luộc.
Sử dụng chanh, dấm, dầu oliu để trộn. Tránh sử dụng các loại sốt trộn salad bán sẵn.
3.3 Bữa sáng cho người tiểu đường từ sữa dinh dưỡng chuyên biệt
Sữa chuyên biệt cho người tiểu đường là loại sữa được thiết kế với công thức giàu dinh dưỡng và hệ bột đường chuyên biệt không làm tăng đường huyết.
Nếu việc chế biến và nấu nướng phức tạp và người bệnh ngại làm, thì 1 cốc sữa tiểu đường thảo dược Mamigo là lựa chọn hoàn hảo. Sản phẩm giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng cần thiết và ổn định đường huyết.
Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo chứa 40 chất dinh dưỡng, đủ các nhóm: bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Trong đó, Mamigo chứa các chất béo có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường là MUFA, PUFA, MCT, Omega 6. Các chất béo này không gây tích tụ mỡ thừa mà còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng ngừa biến chứng.
Sữa tiểu đường Mamigo sử dụng hệ bột đường Isomalt. Đây là một loại đường tự nhiên chiết xuất từ củ cải đường, độ ngọt bằng một nửa đường thông thường. Khi ăn, đường Isomalt hấp thu từ từ tại ruột non nên không làm tăng đường huyết.
Ngoài ra sản phẩm còn bổ sung thảo dược là Đông trùng hạ thảo và Dây thìa canh; Sữa non nhập khẩu từ Mỹ. Giúp tăng cường sức khỏe, ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Xem thêm:
Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo Diabetes Platinum – Hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng
4. Kết luận
Đường huyết sau bữa sáng thường dễ tăng cao hơn bữa trưa và tối. Vì vậy, hiểu rõ bệnh tiểu đường nên ăn gì buổi sáng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn. Sau bữa sáng người bệnh tiểu đường đừng quên vận động bằng cách đi bộ hay đạp xe. Chế độ sinh hoạt khoa học giúp người tiểu đường sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn và không còn biến chứng.
Để được các chuyên gia tư vấn miễn phí, người bệnh tiểu đường liên hệ đến số Hotline/Zalo: 0908.090.668 hoặc nhắn tin Fanpage Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo – Sữa non chuẩn Hoa Kỳ tại Đây