Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1, 2, 3, tiểu đường thai kỳ

Để phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thì việc nhận biết dấu hiệu tiểu đường là vô cùng quan trọng.

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính phải điều trị cả đời. Tiểu đường không đáng sợ nhưng cái đáng sợ là nó gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm lên cơ quan trong của người bệnh. Sống chung với tiểu đường gây ra nhiều phiền toái và khó chịu. Càng phát hiện sớm, người bệnh càng dễ dàng kiểm soát bệnh. Trong bài viết dưới đây, Mamigo sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu tiểu đường

1. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường, trong y học có tên gọi là đái tháo đường. Đây là một căn bệnh rối loạn chuyển hoá, do tuyến tuỵ không thể tiết insulin hoặc insulin hoạt động không đủ mạnh. Dẫn đến rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể. Khi hàm lượng đường quá cao sẽ dư thừa ở máu. Vì vậy, người tiểu đường thường có chỉ số đường máu (đường huyết) cao hơn người bình thường.

Nếu không thể kiểm soát chỉ số đường huyết, bạn có nguy cơ bị bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, đường máu quá cao sẽ làm tổn thương dây thần kinh, gây ra các biến chứng nghiêm trọng lên thận, mắt, chi…

2. Các loại tiểu đường (đái tháo đường) thường gặp

2.1 Tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường bắt đầu ở trẻ em độ tuổi từ 4-7 tuổi và 10-14 tuổi. Thông thường, các tế bào tự miễn của cơ thể sẽ tấn công các tác nhân gây hại như vi khuẩn, vi rút. Tuy nhiên ở người tiểu đường tuýp 1, vì một lý do nào đó, các tế bào tự miễn này phá huỷ tuyến tuỵ – là tế bào chịu trách nhiệm sản sinh insulin. Do vậy, người bệnh sẽ bị khiếm khuyết insulin bẩm sinh. Tiểu đường tuýp 1 không thể khỏi được, người bệnh phải điều trị bằng insulin suốt đời.

Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em
Tiểu đường tuýp 1 xảy ra ở trẻ em

2.2 Tiểu đường tuýp 2

Không giống như bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 gây ra bởi tình trạng tuyến tuỵ không thể tiết ra insulin hoặc có insulin nhưng insulin hoạt động kém hiệu quả. Insulin thực hiện chức năng cầu nối chuyển hoá các chất từ thức ăn ta ăn hàng ngày vào các tế bào. Từ đó, các tế bào sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng để tạo cho năng lượng cơ thể hoạt động.

Tiểu đường tuýp 2 có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do chế độ sinh hoạt không khoa học
Tiểu đường tuýp 2 có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do chế độ sinh hoạt không khoa học

2.3 Tiểu đường tuýp 3

Bệnh tiểu đường tuýp 3 là dạng tiểu đường khá hiếm gặp. Tiểu đường tuýp 3 có tên khác là tiểu đường não. Tiểu đường tuýp 3 xảy ra khi tuyến tuỵ và não đều bị tổn thương. Vì insulin không được sản xuất trong thời gian dài nên làm hệ thần kinh và mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng. Như vậy, bệnh tiểu đường tuýp 3 sẽ xảy ra ở người tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn nặng. 

Tiểu đường tuýp 3 sẽ gây ra tình trạng lú lẫn, nhớ nhớ, quên quên. Tình trạng này khá tương đồng với bệnh Alzheimer.  

Tiểu đường tuýp 3
Tiểu đường tuýp 3

2.4 Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ cũng giống như tiểu đường tuýp 2. Đây là tình trạng lượng đường máu tăng cao bất thường trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do trong thời gian mang thai, người mẹ có nhu cầu cao hơn về năng lượng và dinh dưỡng. Thông thường cơ thể của người mẹ có thể sản xuất insulin để đáp ứng lượng đường. Nhưng không phải cơ thể mẹ bầu nào cũng có thể làm được như vậy. Do đó, xảy ra tình trạng đường trong máu tăng vọt. Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 2 sẽ biến mất sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch ăn uống và luyện tập bạn rất có thể bị tiểu đường tuýp 2 sau sinh.  Theo nghiên cứu, cứ 100 phụ nữ có thai sẽ có khoảng 2-10 người bị tiểu đường thai kỳ. Và tỉ lệ người bị tiểu đường thai kỳ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 là khá cao.  

Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ

2. Dấu hiệu tiểu đường

Dấu hiệu tiểu đường nói chung thường khó nhận biết. Vì chúng khá chung chung và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Các biểu hiện của tiểu đường thường xuất hiện trong một thời gian dài (có khi vài tuần). Các dấu hiệu tiểu đường điển hình bao gồm: 

2.1 Cảm thấy đói và mệt

Ở người bình thường, tuyến tuỵ tiết ra insulin để chuyển hoá đường từ thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Ở người tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin cần thiết. Do vậy thức ăn không thể chuyển hoá thành năng lượng. Hàm lượng carbonhyrate cũng không được phân giải thành năng lượng. Đường trong máu sẽ tăng lên. Đó chính là lý do bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy mệt mỏi, hoặc ăn nhiều nhưng vẫn thấy đói và chỉ số đường huyết thì luôn cao. 

2.2 Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều

Trung bình, với một người bình thường sẽ đi tiểu từ 4-7 lần/ngày. Người tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều hơn, có khi sẽ đi >4 lần/đêm. Bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến thận, khiến cho thận không thể làm tốt chức năng xử lý đường. Khi đó, glucose sẽ bị đào thải qua nước tiểu. Cùng với tình trạng khát nước gây ra bởi tiểu đường, người bệnh sẽ đi tiểu càng nhiều. 

2.3 Khô miệng, ngứa da

Vì đi tiểu nhiều nên người tiểu đường mất nhiều nước.  Ngoài ra, chỉ số đường huyết cao khiến cho các dây thần kinh bị tổn thương cũng khiến da bị khô hơn bình thường. Da khô sẽ bị bong tróc và dễ ngứa ngáy. 

2.4 Sụt cân

Người tiểu đường ăn nhiều mà vẫn sụt cân là do tình trạng rối loạn chuyển hoá. Rối loạn chuyển hoá khiến cho lượng thức ăn chúng ta nạp vào không thể tạo thành năng lượng. Khi đó, cơ thể sẽ phải lấy năng lượng từ cơ, mỡ… Do vậy sẽ làm sụt cân nhanh chóng. 

Người tiểu đường thường xuyên khát nước
Người tiểu đường thường xuyên khát nước

Ngoài ra, nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu dưới đây, rất có thể tình trạng bệnh tiểu đường ở bạn đang ở giai đoạn nặng

  • Vết thương lâu lành, nhiễm trùng
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Chân tay tê bì
Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men

3. Cách chữa trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Tiểu đường là bệnh lý mạn tính và người bệnh phải sống chung cả đời với nó. Người bệnh chỉ có thể sống chung với nó suốt đời. Các phương pháp chữa tiểu đường hiện nay đều nhằm mục đích đưa đường huyết về ngưỡng an toàn và giúp giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi
Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi

Hiện nay, phương pháp điều trị tiểu đường tốt nhất là chúng ta cần xây dựng lối sống khoa học với: Chế độ dinh dưỡng cân bằng, thường xuyên vận động. Bên cạnh đó, cần sử dụng thuốc và kiểm tra đường huyết thường xuyên để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.  

3.1 Chế độ ăn uống

Theo các chuyên gia, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố hàng đầu để kiểm soát bệnh tiểu đường. 

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: Cân bằng tỉ lệ chất đường bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết được các loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ, làm đường huyết tăng nhanh. Hoặc nên tránh các loại thực phẩm không phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Ví dụ người tiểu đường kèm huyết áp cao nên hạn chế muối, các loại dưa chua, cà muối… Người tiểu đường kèm suy thận nên kiêng các loại thịt đỏ, sản phẩm từ sữa, cà phê….

Để kiểm soát khẩu phần ăn, người tiểu đường có thể áp dụng phương pháp chia dĩa thức ăn. Sử dụng 1 chiếc đĩa có đường kính khoảng 20 cm. Chia dĩa thành 4 phần, trong đó: 50% chất xơ, 25% chất đạm, 20% tinh bột, 5% chất béo tốt cho sức khoẻ.

Khi ăn, người bệnh cần ăn rau xanh, canh trước, sau đó mới đến thịt, cá và cơm. Việc ăn theo thứ tự này sẽ giúp người tiểu đường giảm lượng đường hấp thu vào cơ thể. Giúp cho đường huyết bình ổn ngay cả khi ăn xong.

Không cần quá cầu kỳ trong việc lựa chọn thực phẩm. Ví dụ nếu bạn không thể mua được dầu ô liu, có thể bổ sung chất béo tốt bằng cách ăn lạc, cá, bơ….

Thực tế cho thấy, mỗi người lại có thể trạng khác nhau nên sẽ không có 1 chế độ dinh dưỡng theo quy chuẩn nào. Bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về dinh dưỡng

Xem thêm: 

Người tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn cho người tiểu đường đơn giản và hiệu quả

3.2 Vận động

Người tiểu đường nên vận động bằng cách tập thể dục, làm việc nhà
Người tiểu đường nên vận động bằng cách tập thể dục, làm việc nhà

Các bài tập thể dục thường xuyên, đầy đủ được xem là phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Việc vận động sẽ giúp giảm đường huyết, giảm cân, ổn định huyết áp. Ngoài ra, tập thể dục giúp giảm Cholesterol, mỡ máu, từ đó giảm nguy cơ biến chứng lên tim mạch.

Theo các chuyên gia, người tiểu đường nên duy trì tập thể dục 5 ngày/mỗi tuần. Mỗi lần tập 30 phút. Các bài tập dễ thực hiện tại nhà như đi bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu…. 

3.3 Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc giúp người tiểu đường kiểm soát tốt bệnh
Sử dụng thuốc giúp người tiểu đường kiểm soát tốt bệnh

Khi sử dụng thuốc, người tiểu đường cần ghi nhớ quy tắc: Uống đúng – uống đủ – uống đều. Không nên tự ý bỏ liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Việc dùng thuốc đối với người tiểu đường là bắt buộc. Tuy nhiên, dùng thuốc tây quá nhiều có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc. Nghiêm trọng hơn có thể làm cơ thể người bệnh gặp phải tác dụng phụ không đáng có. Do Cao dây thìa canh chuẩn hoá Mamigo sẽ là giải pháp ưu việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Sử dụng Mamigo kết hợp với thuốc điều trị sẽ giúp đường huyết ổn định nhanh hơn, đồng thời người bệnh hạn chế gặp phải tác dụng phụ của tân dược.

Cao Dây thìa canh chuẩn hoá Mamigo
Cao Dây thìa canh chuẩn hoá Mamigo

Cao Dây thìa canh chuẩn hóa Mamigo là dạng cao đặc nguyên chất. Dây thìa canh có trong Cao Dây thìa canh chuẩn hoá Mamigo là loại đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, được lấy từ vùng trồng HTX Dược liệu Lương Sơn (Hoà Bình). Đây là loại có hàm lượng hoạt chất GS4 cao gấp 2.4 lần so với Dây thìa canh thông thường giúp phòng ngừa và điều trị tiểu đường vượt trội. 

Sản phẩm có công thức từ Công ty Cổ phần Dược Khoa, được sản xuất bằng phương pháp nấu cao hiện đại, giúp giữ trọn được dược tính. Cao Dây thìa canh chuẩn hoá Mamigo là liệu pháp hỗ trợ giảm đường huyết cho người tiểu đường thông qua cơ chế Đông – Tây Y kết hợp. Sản phẩm có công dụng:

  • Hạ và ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn
  • Giúp hạ lipid máu, Cholesterol toàn phần 
  • Giúp ổn định huyết áp, HbA1c
  • Phục hồi tuyến tuỵ, kích thích tuỵ tiết insulin
  • Ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường

4. Kết luận

Bạn hãy kiểm tra xem mình có đang gặp 1 trong các tình trạng trên không. Tốt nhất bạn hãy đến bệnh biện để được bác sĩ chẩn đoán đúng nhất.

Nếu bạn còn đang băn khoăn về chế độ dinh dưỡng, điều trị bệnh tiểu đường, hãy gọi đến số Hotline 0867.038.186/0961.138.068 để được các Dược sĩ tư vấn miễn phí.

ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia