CẢNH BÁO: Những thói quen ai cũng mắc phải làm đường huyết tăng chóng mặt

Đường huyết tăng cao gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Hầu hết các yếu tố góp phần làm gia tăng đường huyết ở bệnh nhân đến từ thói quen hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được mức độ nguy hiểm của chính những thói quen đó đã khiến tình trạng bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn.

Để hiểu đường mức độ nguy hiểm mà tăng đường huyết gây nên, cũng như nguồn gốc bệnh từ đâu, triệu chứng như thế nào? Và cách phòng ngừa khi tăng đường huyết quá mức. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

1. Đường huyết là gì?

Đường huyết được hiểu là chỉ số lượng đường trong máu của bệnh nhân. Thông thường, đường đóng vai trò quan trọng cần thiết cho cơ thể. Là nguồn năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên nếu sự thay đổi đường huyết không ổn định, dù là tăng đường huyết hay giảm xuống ở dưới mức an toàn. Đây đều là những dấu hiệu không bình thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể.

muc do duong huyet trong mau
Mức độ đường trong máu

Thay đổi đường huyết bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bao gồm việc lựa chọn thực phẩm ăn, cách hoạt động thể chất. Đây đều là yếu tố gây ra sự biến động đường huyết. 

2. Nguyên nhân tăng đường huyết

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng đường huyết đều đến từ sự bất ổn của quá trình sản xuất insulin bên trong cơ thể. Khi lượng thức ăn được dung nạp vào cơ thể quá nhiều. Khiến cho insulin bài tiết không đủ để giải quyết được hết lượng đường huyết đó. Cho nên các phân tử đường glucose không còn cách nào khác, sẽ trực tiếp nhập vào máu, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.

Ngoài ra, tăng đường huyết còn từ chế độ ăn quá nhiều chất ngọt, chất béo hay căng thẳng trong công việc, dẫn đến lượng hormone được sản sinh ra nhiều. Tăng khả năng tích trữ glucose trong máu cao hơn.

Lượng đường huyết có thể tăng khi bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc hạ đường huyết. Hoặc bị các bệnh liên quan như nhiễm trùng sau phẫu thuật…. 

Không những vậy, tình trạng tăng đường huyết được các nhà khoa học nghiên cứu dễ xuất hiện ở một số đối tượng sau: 

  • Đối tượng lười vận động, hay ngồi im một chỗ trong thời gian dài.
  • Thường xuyên căng thẳng, tinh thần không ổn định.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch.
  • Bệnh nhân rối loạn mỡ máu, tiền tiểu đường.

3. Triệu chứng tăng đường huyết

Những triệu chứng tăng đường huyết đều biểu hiện ra bên ngoài cơ thể. Hầu hết bệnh nhân đều chủ quan với những dấu hiệu đó, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Ở từng giai đoạn khác nhau, mà tình trạng tăng đường huyết thường gặp các biểu hiện sau đây:

3.1 Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều

Khi lượng đường huyết tăng thì hoạt động của thận bị ảnh hưởng vì phải gia tăng tần suất hoạt động nhằm giải phóng đường ra bên ngoài cơ thể qua nước tiểu. Dẫn đến bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là diễn ra nhiều vào ban đêm.

Untitled 1
Thường xuyên uống nước và đi tiểu nhiều là biểu hiện của tăng đường huyết

Bệnh nhân đi tiểu nhiều, đồng nghĩa với tình trạng thiếu nước, khan nước trong cơ thể. Vì thế bệnh nhân sẽ thấy khát và uống nhiều nước hơn để cấp nước nhanh chóng. Tuy nhiên khi uống nước càng nhiều thì đi tiểu càng thường xuyên hơn. Cho đến khi xuất hiện biến chứng tổn thương nặng đến thận.

3.2 Tình trạng mệt mỏi kéo dài

Xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu nước trầm trọng, hơn thế nữa bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần trong đêm. Khiến bản thân người bệnh gặp tình trạng ngủ không ngon giấc, tinh thần xuống dốc, mệt mỏi kéo dài.

met moi keo dai canh bao 13 benh nguy hiem 1 e1595385542607
Tình trạng mệt mỏi kéo dài là biểu hiện của tăng đường huyết

3.3 Tầm nhìn xa kém, mắt mờ

Tăng đường huyết khiến lượng glucose xâm nhập trong máu tăng cao. Gây tổn thương các mao mạch máu trong mắt. Cùng với chất dịch lỏng tràn vào mắt khiến mắt bị sưng lên, ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ nét sự vật. Mặc dù đeo kính nhưng bệnh nhân vẫn khó cải thiện được.

3.4 Triệu chứng nặng khi tăng đường huyết liên tục

Khi đường huyết tăng cao liên tục trong khoảng thời gian dài, mà không có biệt pháp kiểm soát chỉ số về ổn định. Sẽ dẫn đến những triệu chứng nặng cụ thể như: Nhiễm trùng da và âm đạo, khó lành vết thương hơn hay tổn thương hệ thần kinh, mắt, thận…. nặng hơn là các biến chứng hay những hệ lụy nguy hiểm.

Đọc thêm bài viết: Biến chứng của bệnh tiểu đường

4. Biện pháp chữa trị tăng đường huyết

Với mỗi bệnh nhân sẽ có liệu pháp điều trị tăng đường huyết riêng. Do vậy, ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng trên, bệnh nhân cần thực hiện thăm khám. Cũng như cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất. Cụ thể một số liệu pháp thường điều trị đường huyết sau:

4.1 Sử dụng thuốc điều trị tăng đường huyết

5
Sử dụng thuốc trong điều trị tăng đường huyết

Việc sử dụng thuốc giảm đường huyết nhằm mục đích kiểm soát được lượng insulin trong cơ thể. Tùy từng trường hợp bệnh nhân, mà liều lượng thuốc giúp hạ đường huyết nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc liều lượng cao trong thời gian dài sẽ gây ra những tiềm ẩn hoặc tác động nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Do vậy, khi dùng thuốc bệnh nhân cần phải dựa vào những chỉ định của bác sĩ và cẩn trọng trước khi dùng.

4.2 Cấp cứu khi tăng đường huyết quá mức

Theo dõi đường huyết hàng ngày là việc không thể thiếu, giúp cho bệnh nhân nắm bắt được tình trạng sức khỏe. Giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn. Đôi lúc, bệnh nhân gặp tình trạng tăng đường huyết đột ngột, quá mức an toàn. Nếu không cấp cứu kịp thời thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là một số cách giúp hạ đường huyết nhanh chóng:

  • Cấp nước kịp thời: giúp dễ dàng đào thải đường qua đường nước tiểu. Tuy nhiên là không thể tránh khỏi biến chứng về thận, tim nếu tần suất nhiều.
  • Sử dụng thảo dược: trà xanh, quế chi được ứng dụng phổ biến, giúp giảm đường. Tăng cường độ chuyển hóa đường trong máu.
  • Tiêm insulin kịp thời: được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân cần tham khảo liều lượng từ bác sĩ.

Nhận tư vấn Miễn phí từ Chuyên gia

5. Các biện pháp phòng tránh tăng đường huyết

Kiểm soát đường huyết tại nhà qua chế độ ăn uống và tập thể dục là biện pháp giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết hiệu quả nhất. Đây là biện pháp lâu dài được bác sĩ khuyên dùng. Giúp tình trạng tăng đường huyết tiến triển chậm hơn.

5.1 Ăn uống thực phẩm phù hợp

1
Dung nạp vào cơ thể nhiều chất xơ giúp hạn chế tăng đường huyết

Khi bị tăng đường huyết, bệnh nhân cần hạn chế các thực phẩm cung cấp nhiều đường. Dung nạp vào cơ thể nhiều chất xơ có nhiều trong rau, củ quả…. Sẽ giúp hòa tan lượng đường trong máu. Đặc biệt  bệnh nhân cần lưu ý vài điều sau: 

  • Hạn chế dung nạp thực phẩm nhiều đường và tinh bột.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, giúp kiểm soát được đường huyết dễ dàng hơn. 
  • Tránh sử dụng đồ kích thích như rượu, bia.

Hơn hết, bệnh nhân cần tham khảo bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý. Hiểu được những thực phẩm nào tốt cho bản thân và tránh được những thực phẩm gây tăng đường huyết.

Đọc thêm bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

5.2 Tập thể dục

Vận động thường xuyên sẽ giúp giải phóng lượng đường dư thừa trong máu nhanh hơn. Cũng như giúp duy trì được cân nặng hợp lý, từ đó dễ dàng kiểm soát được tình trạng tăng đường huyết. Tuy nhiên, với cơ địa và thể trạng mỗi bệnh nhân khác nhau nên cần có chế độ tập luyện phù hợp. Hạn chế vận động mạnh, thay vào đó là các bài tập nhẹ nhàng, dẻo dai như: chạy bộ, đạp xe, nhảy….

tieu duong tuyp 2 la gi 6
Tập thể dục điều độ giúp kiểm soát đường huyết

5.3 Bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt từ sữa thảo dược Mamigo Diabetes Platinum

Ngày nay, nhiều bệnh nhân đang chuyển dịch xu hướng sử dụng sản phẩm dinh dưỡng điều trị tăng đường huyết. Giúp có được chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng vẫn đảm bảo ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.

Mamigo Diabetes Platinum chính là sản phẩm chuyên biệt giúp ổn định đường huyết. Với công thức chuyên biệt, sữa thảo dược Mamigo dễ dàng kiểm soát được đường huyết, tăng cường sức khỏe và đẩy lùi biến chứng nguy hiểm.

DSC02446
Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo Diabetes Platinum giúp kiểm soát đường huyết

Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường chứa bộ ba dược liệu quý: Đông trùng hạ thảo và Dây thìa canh chuẩn hóa. Tạo tác động kép trong việc ổn định đường huyết. Giúp tái tạo khả năng chuyển hóa glucose trong cơ thể, phòng ngừa biến chứng. Kết hợp với sữa non APS BioGroup từ Mỹ với hàm lượng kháng thể cao, giúp tăng sức đề kháng, điều trị hiệu quả hơn.

Cơ chế Mamigo Tiểu đường 01
Cơ chế tác động của sữa tiểu đường thảo dược Mamigo Diabetes Platinum

Ngoài ra, Mamigo Diabetes Platinum sử dụng hệ thống bột đường Isomalt làm chậm quá trình chuyển hóa đường. Và cung cấp hơn 40 dưỡng chất khác nhau như: vitamin, axit amin và khoáng chất…. có thể thay thế bữa sáng, bữa ăn phụ, tạo cảm giác no lâu hơn.

Xem thêm: Đánh giá: Mamigo Diabetes Platinum ổn định đường huyết có tốt không?

Giao hàng miễn phí – Thanh toán tận nơi

Có thể thấy, mỗi bệnh nhân nên làm bác sĩ của chính mình Từ việc tuân thủ sử dụng thuốc, xây dựng chế độ ăn hợp lý và tập thể dục điều độ. Tất cả yếu tố trên giúp quá trình điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bệnh nhân.

Để được chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe, người bệnh tiểu đường liên hệ: 0908.090.668 hoặc inbox tại Đây

 

ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia