Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Không chỉ chú ý kiểm soát chỉ số đường huyết lúc đói ổn định ở ngưỡng an toàn, mà người bệnh tiểu đường cũng cần theo dõi chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ.

20190727 042651 936394 dinh duong 6.max

Sau khi ăn, tùy vào hàm lượng chất dinh dưỡng và cơ địa của mỗi người mà có sự thay đổi chỉ số đường huyết trong cơ thể. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết sau ăn 2 giờ là chỉ số quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bên cạnh việc theo dõi chỉ số đường huyết khi đói, người bệnh tiểu đường cần theo dõi chỉ số đường huyết sau ăn 2 tiếng.

1. Chỉ số đường huyết sau ăn là gì? 

“Tăng đường huyết sau bữa ăn” là một vấn đề quan trọng trong bệnh tiểu đường và nhóm tiền tiểu đường. Đường glucose từ việc ăn uống được hấp thụ trong ruột và di chuyển vào máu. Sau đó nhờ hoạt động của insulin, glucose này sẽ được đưa vào các mô như gan, cơ bắp và được chuyển hóa, sử dụng như năng lượng cho hoạt động của cơ thể.

Do đó, khi ăn uống, lượng đường trong máu tạm thời sẽ tăng lên. Trong trường hợp một người khỏe mạnh, lượng đường trong máu sau ăn 2 giờ sẽ giảm xuống dưới 140 mg/dL hay 7.8 mmol/l.

Tuy nhiên nếu lượng đường trong máu không giảm và duy trì ở trạng thái cao hơn 140 mg/dL sau khi ăn được gọi “tăng đường huyết sau bữa ăn”. Tình trạng “tăng đường huyết sau ăn” như vậy được chỉ ra là sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng.

Đường huyết tăng đột ngột sau ăn
Đường huyết tăng đột ngột sau ăn

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, dù chỉ số đường huyết khi đói ở mức bình thường nhưng cũng có trường hợp xuất hiện tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”.

2. Tại sao xảy ra tình trạng tăng đường huyết sau ăn? 

Tăng đường huyết sau bữa ăn là tình trạng phổ biến ở cả người khỏe mạnh và người tiểu đường, tiền tiểu đường. Vậy tại sao tăng đường huyết sau ăn là vấn đề quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường?

Khi lượng đường trong máu tăng lên ở một người khỏe mạnh, một lượng insulin phù hợp được tiết ra từ tuyến tụy vào thời điểm thích hợp và insulin này hoạt động giúp giảm đường máu. Do đó, khoảng 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết trở về giá trị bình thường.

Insulin đưa glucose vào các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng hoạt động
Insulin đưa glucose vào các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng hoạt động

Mặt khác, ở người bị tiểu đường và nhóm tiền tiểu đường, lượng insulin tiết ra không đủ hoặc insulin hoạt động không hiệu quả. Do đó 2 giờ sau khi ăn chỉ số đường huyết sẽ không giảm và tình trạng tăng đường huyết sẽ cứ thế tiếp diễn.

Nếu đường huyết tăng quá cao, thường là trên 250mg/dl (14mmol/l), hậu quả đáng lo nhất là biến chứng nhiễm toan ceton và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hôn mê và đe dọa tới tính mạng.

3. Vì sao cần xét nghiệm chỉ số đường huyết sau ăn? 

Ở nhóm tiền tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu, chỉ số đường huyết lúc đói thường ở mức bình thường (dưới 110 mg/dl hay 6.1mmol/l). Do đó, nếu cố gắng xác định bệnh tiểu đường chỉ dựa vào chỉ số đường huyết lúc đói, bệnh nhân có thể bỏ qua tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”.

Do vậy, chuyên gia khuyên bệnh nhân nên đo chỉ số đường huyết sau ăn vì đây có thể là dấu hiệu khởi phát bệnh tiểu đường.

4. Chỉ số đường huyết sau ăn là bao nhiêu thì an toàn?

Chỉ sốGiá trị bình thườngTiền tiểu đườngChẩn đoán tiểu đường
Đường huyết khi đói4.0 – 5.5 mmol/L5.6 – 6.9 mmol/L> 7 mmol/L
Đường huyết sau ăn 1h của người bình thường<10 mmol/L10 – 11.5 mmol/L>11.5mmol.L
Đường huyết sau ăn 2h của người bình thường<7.8 mmol/L7.8 – 11 mmol/L>11.1 mmol/L
Hba1c> 5.7%5.7 – 6.4%> 6.5%
Chỉ số đường huyết sau ăn 1h của bà bầu≤10 mmol/L > 10,0 mmol/L
Chỉ số đường huyết sau ăn 2h của bà bầu≤8.5 mmol/L  >8,5 mmol/L

Bảng chỉ số đường huyết 

Xem thêm:

Chỉ số Hba1c là gì? Bao nhiêu thì bình thường? Cách ổn định chỉ số Hba1c

5. Cách đo chỉ số đường huyết sau ăn

Vào thời điểm đo đường huyết sau ăn khoảng 2 tiếng sẽ cho kết quả và chẩn đoán bệnh tiểu đường tốt nhất. Bởi nó sẽ phản ánh đúng khả năng chuyển hóa đường huyết của cơ thể. Khi nạp thức ăn, bao gồm cả tinh bột vào cơ thể, sau 2 giờ, bao nhiêu phần trăm đường sẽ được chuyển hóa thành năng lượng? Nếu như chuyển hóa ít, lượng đường còn lại cao, chứng tỏ bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán tiền tiểu đường.

Hướng dẫn đo chỉ số đường huyết sau ăn
Hướng dẫn đo chỉ số đường huyết sau ăn

Hướng dẫn cách đo đường huyết sau ăn: 

  • Bước 1: Rửa sạch tay và lau khô tay bằng nước ấm hoặc dùng bông thấm cồn khử khuẩn
  • Bước 2: Lắp kim lấy máu vào ống bút chích máu
  • Bước 3: Lắp que thử vào máy đo đường huyết
  • Bước 4: Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về. Đâm nhẹ ống bút vào ngón tay
  • Bước 5: Nhỏ giọt máu vừa lấy vào que thử tiểu đường
  • Bước 6: Lau ngón tay và dùng bông chặn để ngăn chảy máu, đợi vài phút để đọc kết quả hiển thị trên máy đo tiểu đường.

Lưu ý: Khi đo tiểu đường cần xoa nhẹ ngón tay trước khi lấy máu để đảm bảo máu lưu thông đều, sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Nhận tư vấn Miễn phí từ Chuyên gia

6. Cách ổn định chỉ số đường huyết sau ăn

Thay đổi đơn giản nhất sẽ bắt đầu từ chế độ ăn. Cụ thể, người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều protein, chất xơ trong rau củ, ngũ cốc nguyên hạt. Vì các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp này được tiêu hóa chậm, giúp hạn chế sự gia tăng đường huyết sau ăn.

Hướng dẫn chế độ ăn uống giúp ổn định đường huyết sau ăn cho bệnh nhân tiểu đường (theo hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ):

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Số lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau ăn. Vì vậy, người bệnh cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá nhiều vào một bữa. Việc ăn rau, chất đạm như cá, thịt nạc vào đầu bữa ăn trước khi ăn cơm sẽ giúp hạn chế hấp thu đường từ cơm vào máu, cũng phần nào giúp đường huyết khi đói và sau ăn ổn định hơn.

Bên cạnh đó, tập thể dục nhẹ nhàng (như đi bộ) trong vòng 30 phút sau khi ăn cũng có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và phòng ngừa biến chứng.

7. Dinh dưỡng từ thảo dược giúp ổn định đường huyết, giảm biến chứng

Ngoài 3 phương pháp điều trị nền tảng là dùng thuốc, chế độ ăn và tập luyện, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chiết xuất từ thảo dược cũng là một giải pháp kiểm soát đường huyết tốt. Bệnh nhân nên tham khảo sản phẩm Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo.

40 dưỡng chất

Sản phẩm mang lại 3 lợi ích song song. Thứ nhất, cung cấp bữa ăn giàu dinh dưỡng với chỉ số GI thấp. Thứ 2, giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe. Thứ 3, giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo bổ sung bột đường Isomalt. Hệ bột đường hấp thu từ từ tại ruột non, không làm tăng đường huyết sau khi ăn. Giúp giảm thiểu nguy cơ chóng mặt, hoa mắt và biến chứng có thể xảy ra.

Hiệu quả sử dụng của sữa tiểu đường thảo dược Mamigo đã được TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương chứng minh. Và được PGS.TS Đại tá Đoàn Văn Đệ, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tim – Thận – Khớp – Nội tiết, Học viện Quân Y, Bệnh viện 103 công nhận là lựa chọn thông minh cho người tiểu đường.

TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh đánh giá hiệu quả sử dụng sữa tiểu đường thảo dược Mamigo Diabetes Platinum

Đánh giá của PGS.TS Đại tá Đoàn Văn Đệ

Giao hàng miễn phí – Thanh toán tận nơi

9. Kết luận

Tin rằng khi áp dụng các phương pháp trên đây, chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ của bệnh nhân tiểu đường sẽ sớm trở lại giới hạn an toàn.

Để được chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe, người bệnh tiểu đường liên hệ:

  • Hotline: 0908.090.668
  • Nhắn tin qua Fanpage Sữa tiểu đường thảo dược Mamigo – Sữa non chuẩn Hoa Kỳ.
ĐẶT HÀNG ONLINE
Thành tiền:
Ghi chú
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Đặt câu hỏi với chuyên gia